Tụt Lợi :Nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách chăm sóc răng miệng
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
25 Tháng mười một, 2023
Tụt lợi là một bệnh lý nha khoa khá phổ biến và thường xuyên gặp phải do việc chăm sóc răng miệng không tốt. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhai và thẩm mỹ mà còn có thể gây mất răng nếu không được điều trị kịp thời. . Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn các vấn đề liên quan đến tụt lợi để nhận biết và phòng ngừa hiệu quả.
Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu răng, đây là tình trạng phần nướu bao quanh và bảo vệ chân răng di chuyển xuống cuống răng, khiến cho phần thân răng bị lộ ra bên ngoài. Tình trạng tụt lợi có thể xảy ra ở chỉ một vài răng nhưng cũng có thể nguyên cả hàm trên và dưới.
Tụt lợi xảy ra ở mọi độ tuổi. Có thể làm mất men răng, lộ ngà răng, hở kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào chân răng, gây hỏng răng.
Nguyên nhân của tụt lợi
Bệnh nha chu: là tình trạng mô xung quanh răng bị các vi khuẩn tấn công gây viêm làm răng không còn ở vị trí ban đầu. Đây là nguyên nhân chínhgây tụt lợi.
Vệ sinh răng miệng sai cách: Chải răng quá mạnh, chải răng theo chiều ngang khiến nướu lợi bị tổn thương, làm tụt lợi.
Nghiến răng: Hay còn gọi là chứng nghiến răng, thói quen này gây ra nhiều vấn đề nha khoa, bao gồm tình trạng tụt lợi.
Tích tụ nhiều cao răng(do không lấy cao răng thường xuyên) tạo thành mảng bám quanh răng, ảnh hưởng xấu đến lợi.
Hút thuốc: tạo thành nhiều mảng bám khó loại bỏ xung quanh răng, chiếm chỗ của lợi.
Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: nội tiết tố thay đổi (dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh) làm cho lợi nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn tấn công gây tụt lợi.
Suy giảm miễn dịch(HIV, ung thư, đái tháo đường, ghép tạng sử dụng thuốc ức chế miễn dịch): tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho lợi quanh răng.
Khớp cắn lệch,răng khấp khểnh: tác động mạnh đến lợi hơn bình thường có thể gây tụt lợi
.
Triệu chứng
Xem thêm
Những dấu hiệu và triệu chứng của tụt lợi
Tụt nướu nói chung không phải là một tình trạng cấp tính.Tình trạng tụt nướu có thể vẫn không được chú ý cho đến khi tình trạng bắt đầu gây ra các triệu chứng:
Răng bị lung lay.
Lợi trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng, lạnh hoặc đồ ăn quá ngọt hay quá chua (tình trạng răng ê buốt).
Răng cũng có thể dài ra hơn bình thường (có thể nhìn thấy một phần thân răng lớn hơn nếu tụt nướu).
Chân răng lộ ra ngoài và có thể nhìn thấy được.
Cảm giác răng có khía ở đường viền nướu.
Thay đổi màu sắc của răng (do sự khác biệt màu sắc giữa men răng và xi măng).
Khoảng cách giữa các răng dường như phát triển (khoảng trống giống nhau, nhưng nó có vẻ lớn hơn vì nướu không lấp đầy nữa).
Sâu răng bên dưới đường viền nướu.
Khi chăm sóc răng ở các cơ sở có thể cảm thấy ê buốt hơn.
Biến chứng nguy hiểm
Khi lợi bị tụt không thể bảo vệ vùng chân răng tạo điều kiện để các virus, vi khuẩn có cơ hội tấn công vùng này gây nên:
Khó vệ sinh răngê buốt: do tăng nhạy cảm nên khi vệ sinh sẽ đau.
Viêm tủy răng: do không còn được lợi bảo vệ, nên vùng tủy răng (phần sâu trong chân răng) rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây viêm.
Tiêu xương răng: răng không được bảo vệ sẽ bị mài mòn và tiêu biến.
Khi có tình trạng lộ chân răng, có thể nhận biết rõ tình trạng tụt lợi hoặc có những dấu hiệu sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
Răng ê buốt, nhạy cảm, khi ăn các đồ nóng hoặc lạnh.
Khi chăm sóc răng (đánh răng, dùng chỉ nha khoa) hay chảy máu hoặc có cảm giác đau.
Đau răng liên tục, cảm giác đau sâu trong chân răng có thể lan lên vùng mang tai.
Các phương pháp chữa bệnh tụt lợi
*Phương pháp điều trị không phẫu thuật
Dùng kháng sinh: khi nguyên nhân gây ra là vi khuẩn (bệnh nha chu), bác sĩ có thể làm sạch vùng răng sâu và sử dụng kháng sinh tại chỗ ở vùng lợi.
Dán răng (bọc răng): sử dụng các sản phẩm bọc quanh vùng răng nhằm mục đích tránh để lộ chân răng.
Chỉnh nha: một trong những nguyên nhân gây tụt lợi là do răng khấp khểnh. =>các bác sĩ có thể yêu cầu niềng răng trong trường hợp này để đưa răng về vị trí thích hợp nhằm giảm tình trạng viêm lợi.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được dùng trong trường hợp này là ghép lợi.
Thời gian hồi phục sau phẫu thuật thường là 2 tuần. Tuy nhiên, với từng người khác nhau thời gian hồi phục sẽ khác nhau.
Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Sử dụng chỉ nha khoa để lấy những thức ăn thừa trên răng.
Sử dụng bàn chải lông mềm, học phương pháp đánh răng đúng cách.
Kiểm tra răng miệng theo khuyến cáo của nha sĩ.
Khi có tình trạng khớp cắn lệch hoặc răng khấp khểnh nên đến nha sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.
Bỏ thuốc lá.
Thực hiện chế độ ăn: ăn nhiều hoa quả và rau xanh để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chấtgiúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách
Biện pháp dân gian
Kinh nghiệm cho thấy uống trà xanh có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng khá hiệu quả. Trà xanh làm giảm tổn thương do tụt nướu gây ra cho răng. Ngoài ra, nó giúp làm dịu tình trạng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây ra các vấn đề nha chu
Tăng cường vitamin C :
Loại vitamin này có thể giúp tăng khả năng miễn dịch và có đặc tính chống oxy hóa cho cơ thể nếu được sử dụng đúng cách. Có thể sử dụng tại chỗ khi kết hợp với vitamin C canxi ascorbate dạng bột.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp các thông tin hữu ích cho người bệnh về tình trạng tụt lợi, đặc biệt là một số biện pháp giúp khắc phục tụt lợi nhằm hạn chế tiến triển bệnh trở nên trầm trọng hơn.Bạn nên theo dõi các dấu hiệu của viêm lợi để phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết đã cung cấp một số kiến thức về viêm lợi. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé.