Xem thêm
Hiện nay vẫn chưa có những kết luận xác thực về nguyên nhân hình thành u mỡ.Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ dưới đây được chứng minh làm tăng khả năng mắc u mỡ như:
- Di truyền từ gia đình
- Hội chứng Gardner: dạng rối loạn được gọi là đa polyp gia đình (FAP), hội chứng Gardner gây u mỡ và 1 loạt các vấn đề sức khỏe khác.
- Bệnh Madelung: thường gặp ở nam giới hay uống rượu, còn gọi bệnh u mỡ đa đối xứng. Bệnh khiến u phát triển quanh vai và cổ.
- Bệnh Dercum (hội chứng Adiposis dolorosa hoặc hội chứng Anders) là 1 chứng rối loạn hiếm gặp khiến u mỡ phát triển, gây đau, khó chịu, thường gặp ở cánh tay, chân và thân.
- Thừa cân, béo phì.
- Rối loạn mỡ máu.
- Tiểu đường.
U mỡ là bệnh lý lành tính và thường không gây đau.Vì thế, người bệnh thường khó phát hiện các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn sớm.
Một số triệu chứng thường gặp của u mỡ:
- Nằm ngay dưới da: u mỡ thường xuất hiện ở cổ, vai, lưng, bụng, cánh tay và đùi.
- Mềm và nhão khi chạm vào. Bên cạnh đó, u mỡ có thể di chuyển dễ dàng khi ấn nhẹ ngón tay.
- Kích thước nhỏ: u mỡ thường có đường kính dưới 5cm. Ở một số trường hợp, u mỡ có thể phát triển với kích thước lớn.
- Một số ít khối u mỡ có thể gây đau khi kích thước quá lớn gây chèn ép mạch máu
- U mỡ không lây lan sang các mô xung quanh.
- Có hình tròn hoặc bầu dục.

U mỡ có nguy hiểm không?
U mỡ là một loại u lành tính, về cơ bản không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh nhưng nếu u mỡ phát triển tại những vị trí nhạy cảm hoặc gây áp lực lên các cơ quan lân cận thì lại không nên xem nhẹ.
- Chèn ép mạch máu, thần kinh: gây tê bì, mất cảm giác hoặc thậm chí yếu liệt tay chân.
- Chèn ép đường thở: khối u mỡ nằm ở gần thanh quản, khí quản có thể phát triển lớn gây chèn vào thở dẫn đến biểu hiện khó thở, suy hô hấp ở người bệnh.
- Tiến triển thành ung thư: một số khối u mỡ có thể bao gồm cả các tế bào tiền ung thư nhưng khả năng phát triển thành bệnh ung thư ác tính là rất hiếm gặp

U mỡ kích thước lớn có thể chèn ép dây thần kinh dẫn đến tê bì tay chân
Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nếu xuất hiện một số biểu hiện sau:
- Đau vùng khối u kèm theo nóng và đỏ da xung quanh.
- Khối u tăng kích thước nhanh chóng.
- Khối u trở lên rắn chắc và khó di chuyển.
- Xuất hiện triệu chứng tê bì, mất hoặc giảm cảm giác vùng có khối u
Trước hết, để xác định đó có phải là u mỡ hay không, bác sĩ sẽ cần dựa vào một số triệu chứng lâm sàng như u có mềm không, do di chuyển được không và có gây đau cho bệnh nhân hay không. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm phần mềm, siêu âm để xác định vị trí và độ sâu của khối u, xác định có hiện tượng tăng sinh mạch máu và có hiện tượng chèn ép vào các mô hay dây thần kinh hay không.
Phương pháp điều trị u mỡ hiệu quả
Hầu hết, các u mỡ lành tính, không cần điều trị. Tuy nhiên, u mỡ nên được loại bỏ sớm hoặc khi chúng gây khó chịu, đau đớn, phát triển với kích thước lớn.
Một số biện pháp điều trị u mỡ phổ biến hiện nay bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u mỡ: bác sĩ sẽ tiến hành rạch da, bóc tách khối u mỡ nằm nông dưới da và đưa ra ngoài.
- Hút mỡ: bác sĩ có thể dùng một cây kim nhỏ và ống tiêm để tiến hành hút tổ chức mỡ dưới da ra ngoài

Để phòng ngừa u mỡ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như sau:
- Nếu gia đình bạn có tiền sử về u mỡ, hãy thảo luận với bác sĩ để xác định mức độ rủi ro của bạn cũng như biết cách giảm thiểu rủi ro đó.
- Hạn chế rượu bia thuốc lá.
- Giảm ăn các loại bánh kẹo, đồ uống nhiều đường
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, Nên ăn những thực phẩm lành mạnh, ưu tiên các loại rau củ quả, các loại hạt, các loại thịt trắng,…chăm luyện tập thể dục thể thao.
- Thực hiện giảm cân khoa học, duy trì BMI dưới 25kg/m2.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm những khối u trong cơ thể. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định khối u có nguy hiểm hay không.

U mỡ không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh u mỡ. Hãy thường xuyên theo dõi tiến triển của khối u và kịp thời thăm khám bác sĩ nếu các biểu hiện bất thường nhé!