Đau gót chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
11 Tháng mười hai, 2024
Tình trạng đau gót chân không những khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn hạn chế vận động.Không ít người lo lắng, không biết đau gót chân là triệu chứng của bệnh gì.Hãy Cùng Nhà Thuốc Bạch Mai tìm hiểu những vấn đề xung quanh bệnh đau gót chân qua bài viết dưới đây nhé!
Xương gót là xương có kích thước lớn nhất bàn chân, nằm sau cùng bàn chân, phía sau xương hộp và dưới xương sên; gồm 6 mặt. Gân Achilles là một cấu trúc gân cực kỳ khỏe và chắc chắn, kết nối các cơ ở phía sau bắp chân với xương gót.
Khi vùng mặt dưới gót chân của bạn bị đau thì mức độ sẽ tăng lên khi thay đổi động tác. Đặc biệt, bạn sẽ bị đau gót chân mỗi sáng, lúc mới ngủ dậy và bước chân xuống giường, nhưng sau khi vận động một lúc thì các triệu chứng đau giảm dần, đó chính là biểu hiện của bệnh ở gót chân.Đau gót chân khiến bạn không những cảm thấy khó chịu mà còn hạn chế vận động.
Các nguyên nhân gây đau gót chân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau gót chân, bao gồm cả bệnh lý. Sau đây là một số bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng này:
Viêm cân gan chân xảy ra khi quá nhiều áp lực lên bàn chân, làm tổn thương dây chằng cân gan chân, gây đau và cứng khớp.
Bong gân và căng cơ là những chấn thương phổ biến, thường là do hoạt động thể chất quá mức gây ra. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng, tuỳ vào tình huống gây chấn thương.
Gãy xương. Nếu nghi ngờ gãy xương thì không nên tự điều trị tại nhà
Viêm gân gót chân Achilles là tình trạng gân achilles hoạt động qúa mức dẫn đến tình trạng bị quá tải về lực và trọng lực gây tổn thương vùng gót chân. Ngoài triệu chức đau gót chân, phần gân còn có cảm giác dày lên, sưng và khiến chân bị trì nặng khi vận động
Viêm bao hoạt dịchlà viêm túi chứa chất dịch lỏng ở quanh khớp. Người bệnh cảm thấy sưng tấy quanh mặt sau của khu vực gót chân, đau cơ bắp chân khi chạy hoặc đi bộ, da sau gót bị đo hoặc nóng
Viêm cột sống dính khớp. chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống. Nó không chỉ gây viêm các đốt sống nghiêm trọng mà còn có thể dẫn đến đau gót chân.
Thoái hoá xương sụn. sẽ gây đau gót chân. Những rối loạn này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển xương ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Viêm khớp phản ứng. là tình trạng viêm khớp thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng cơ quan khác trong cơ thể
Gai xương gót chân là hậu quả của viêm gan chân kéo dài. Nó khiến người bệnh bị đau nhức, cảm thấy gai gai phần gót ở chân
Triệu chứng của đau gót chân
Xem thêm
Tùy vào vị trí tổn thương mà cơn đau ở gót chân có thể rất khác nhau:
Đau ở phía dưới gót chân: nguyên nhân có thể là do bệnh lý viêm cân gan chân, đây là bệnh lý đặc trưng bởi sự mất cân bằng cơ sinh học, từ đó dẫn đến tăng áp lực dọc theo cân gan chân.
Đau ở gân Achilles: đau xuất hiện ở mặt sau cẳng chân và đau sẽ dữ dội hơn khi người bệnh căng cơ bắp chân, đột ngột thay đổi tư thế.
Đau ở mặt ngoài bàn chân: nguyên nhân có thể là do chấn thương, bong gân hoặc tổn thương chèn ép thần kinh tọa.
Ngoài ra, đau gót chân còn kèm theo các dấu hiệu khác như:
Đỏ tấy, bầm tím.
Cứng khớp.
Sưng và phù nề gót chân.
Đau nhói, đau nhiều hơn khi thay đổi tư thế ở bàn chân.
Mức độ: Cơn đau có thể tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi lâu sang động tác đứng.
Thời điểm: Có thể đau nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, lúc vừa bước chân xuống giường. Tuy nhiên sau khi đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau sẽ giảm dần.
Những ai có nguy cơ mắc phải đau gót chân?
Người béo phì, người trung niên, phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót, vận động viên hoặc người có tật bẩm sinh ở chân có nguy cơ gặp phải hiện tượng này nhiều hơn.
Chẩn đoán đau gót chân
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Bệnh đau gót chân không thể tự khỏi và tự điều trị tại nhà. Do đó, khi bạn mắc phải bất kỳ các triệu chứng nào như sưng, phù nề gót chân, đau gót chân, đau tăng lên khi đi lại,… thì cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bác sĩ sẽ khám cho bạn, bao gồm:
Đánh giá dáng đi của bạn: Khi bạn đi chân trần, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đứng yên và đi lại để đánh giá cách di chuyển của chân khi bạn đi bộ;
Kiểm tra bàn chân của bạn: Bác sĩ có thể so sánh bàn chân của bạn để tìm bất kỳ sự khác biệt nào giữa chúng. Sau đó, bác sĩ có thể kiểm tra bàn chân bị đau của bạn để tìm các dấu hiệu đau, sưng, đổi màu, yếu cơ và giảm biên độ vận động;
Kiểm tra thần kinh cơ: Các dây thần kinh và cơ có thể được đánh giá bằng cách kiểm tra sức cơ, trương lực cơ, cảm giác và phản xạ gân cơ.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị đau gót chân,Các phương pháp này tập trung vào việc giảm đau, kháng viêm và phục hồi chức năng vùng bàn chân, gót chân. bao gồm:
Giảm đau: sử dụng thuốc chống viêm NSAID kết hợp với phương pháp chườm lạnh.
Vật lý trị liệu: xoa bóp, châm cứu giúp bệnh nhân giảm đau và phục hồi chức năng của gót chân.
Các bài tập kéo giãn gót chân.
Sử dụng miếng nâng gót hoặc miếng lót giày để giảm đau.
Nẹp bàn chân có thể được sử dụng vào ban đêm khi ngủ để giữ cho gót chân được cố định
Nghỉ ngơi, tạm thời ngưng các môn thể thao gây ra vấn đề ở chân, giảm áp lực lên vùng gót chân, thay đổi giày dép.
Đối với những trường hợp nặng thì cần phải can thiệp phẫu thuật và thời gian bình phục có thể kéo dài lâu hơn bình thường
Cách phòng ngừa đau gót chân hiệu quả
Đau gót chân có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Để phòng ngừa đau gót chân một cách hiệu quả, bạn cần:
Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định để giảm áp lực cho gót chân.
Đảm bảo giày vừa vặn và không bị mòn gót hoặc đế.
Tránh những đôi giày có thể làm bạn đau hay khó chịu trong quá trình sử dụng.
Hãy ngồi thay vì đứng nếu bạn dễ bị đau gót chân.
Khởi động đúng cách trước khi tham gia các môn thể thao và các hoạt động có thể gây áp lực cho gót chân.
Khi vận động thể thể chất phải mang giày vừa vặn, khởi động cơ trước và giữ nhịp độ phù hợp trong quá trình tập;
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để có cân nặng phù hợp.
Nhà thuốc Bach Mai vừa chia sẻ với bạn các nguyên nhân gây ra đau gót chân trong cuộc sống hằng ngày. Hy vọng sẽ giúp ích được các bạn tránh được tình trạng đau gót chân khi sinh hoạt và nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới nhé!