Xem thêm
Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, có một số kiểu viêm mũi dị ứng thường gặp như sau:
-
- Viêm mũi dị ứng theo mùa (thời tiết)
Các loại nấm mốc, phấn hoa đặc biệt phát triển khi giao mùa, là yếu tố gây bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thường gặp nhất.
Chủ yếu do tiếp xúc bụi bẩn trong nhà hay ngoài trời, lông chó mèo, gián, mọt và các loài gặm nhấm trong nhà…
-
- Viêm mũi dị ứng không thường xuyên
Chỉ xuất hiện khi người bệnh có tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc. Khi hết tiếp xúc thì triệu chứng bệnh cũng biến mất. Một số trường hợp có thể dị ứng với thức ăn, gây ra các biểu hiện như nổi mề đay, tiêu chảy, đau bụng…
-
- Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp
Môi trường tiếp xúc hóa chất, bụi gỗ, bụi phấn, lông thú, kim loại, lông thú… cũng có thể mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Bao gồm:
-
- Hắt hơi.
- Chảy nước mũi trong.
- Ngạt mũi.
- Ngứa mũi.
- Cảm giác đờm ở trong họng.
- Ngứa mắt, chảy nước mắt
- Các triệu chứng của cơ địa dị ứng như: da khô, ngứa da.
Các triệu chứng này thường sẽ tác động tầm 1 – 2 tuần tới người bệnh. Sau khi điều trị khỏi bệnh thường sẽ không để di chứng gì.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng
Hen suyễn, viêm xoang là biến chứng thường gặp nhất của viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra còn gây viêm thanh quản, viêm họng, viêm tai giữa
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nơi khám uy tín:
Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại học y Hà Nội, Bệnh viên Bạch Mai, Bệnh Viện tai mũi họng trung
Chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Bác sĩ có thể dựa trên các triệu chứng lâm sàng người bệnh thường gặp phải, cộng với yếu tố nghề nghiệp, thời tiết, tiền sử bệnh của gia đình để chẩn đoán.
Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hấp thụ chất phóng xạ (RAST) phát hiện kháng thể IgE có thể được áp dụng để chẩn đoán viêm mũi dị ứng. RAST đo lượng kháng thể immunoglobulin E đối với các chất gây dị ứng cụ thể trong máu của người bệnh
Điều trị viêm mũi dị ứng
*Một số phương pháp được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng như:
-
- Thuốc kháng histamine;
- Thuốc chống sung huyết;
- Corticosteroid dạng xịt mũi;
Đối với viêm mũi theo mùa hoặc dai dẳng khó trị, cần giải mẫn cảm.
*Các phương pháp điều trị hàng đầu và hiệu quả nhất là:
-
- Corticosteroid dạng xịt mũi kèm hoặc không kèm thuốc kháng histamine dạng uống hoặc xịt mũi.
- Thuốc kháng histamine đường uống cộng với thuốc chống sung huyết mũi (ví dụ: Thuốc cường giao cảm như pseudoephedrine)
=>Thuốc xịt mũi thường được ưa chuộng hơn thuốc uống vì cho tác động tại chỗ, ít ảnh hưởng toàn thân.
=>Nước muối xịt mũi, thường bị lãng quên, giúp loại bỏ chất tiết đặc ở mũi và làm ẩm màng nhầy mũi.
*Liệu pháp điều trị giải mẫn cảm
Hiệu quả đối với bệnh theo mùa hơn là với viêm mũi dị ứng quanh năm; liệu pháp này được chỉ định đối với:
-
- Các triệu chứng nặng;
- Không thể tránh khỏi chất gây dị ứng;
- Điều trị bằng thuốc không cho đủ hiệu quả.
Việc giải mẫn cảm nên bắt đầu ngay sau khi mùa phấn hoa kết thúc để chuẩn bị cho mùa tiếp theo.
Giải mẫn cảm: Ngậm dưới lưỡi viên thuốc hỗn hợp phấn hoa (chiết xuất từ 5 loại hạt phấn hoa cỏ) có thể được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng do cỏ phấn hoa. Liều dùng là:
Đối với người lớn: Một viên 300 – IR (chỉ số phản ứng) mỗi ngày.
Đối với bệnh nhân từ 10 đến 17 tuổi: Một viên 100 – IR vào ngày 1, 2 viên 100 – IR 1 lần vào ngày 2, sau đó dùng liều người lớn từ ngày 3 trở đi.
Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng nên mang theo một ống epinephrine dạng tự tiêm.
Phòng Ngừa bệnh viêm mũi dị ứng
-
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Vệ sinh môi trường sống và làm việc sạch sẽ.
- Xông mũi bằng nước ấm, nước muối.
- Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, làm thông thoáng niêm mạc để thuốc xịt mũi phát huy tác dụng tốt hơn.
- Sử dụng mền và gối bằng sợi tổng hợp;
- Thường xuyên giặt chăn, ga, gối bằng nước nóng
- Dùng máy hút ẩm ở nơi ẩm thấp, không thoáng khí
- Xông nhà bằng hơi nước nóng
- Hạn chế nuôi vật nuôi
- Tránh khói thuốc, ô nhiễm không khí, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao
- Tập thể dục thường xuyên
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn các thông tin cần thiết về bệnh Viêm mũi dị ứng. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!