Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị viêm, gây ra những vấn đề như khàn tiếng, đau họng, thậm chí rơi vào tình trạng “có hình nhưng mất tiếng”. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị và biến chứng của tình trạng này là gì?Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm thanh quản nhé!

Viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản là tình trạng viêm của thanh quản do hoạt động quá mức, bị kích ứng hoặc nhiễm trùng.

 Khu trú ở niêm mạc hoặc lan xuống những lớp dưới, gây sung huyết, phù nề, loét niêm mạc đến viêm cơ, họai tử sụn.

 Bệnh có thể kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn và trở thành mạn tính. Gây ra rất nhiều trở ngại và khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm thanh quản

Người sử dụng giọng nói với tần suất cao và cường độ lớn

    • Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc hoặc hóa chất
    • Người lạm dụng rượu bia
    • Người bị trào ngược axit dạ dày
    • Người bị viêm mũi xoang nhiều đợt

Nguyên nhân gây viêm thanh quản

Xem thêm

 *Viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính xảy ra do một số nguyên nhân:

    • Nhiễm vi rút ảm lạnh.
    • Nói to, nói lâu, nói quá nhiều, hét thường xuyên
    • Trong một số rất hiếm trường hợp, viêm thanh quản cấp có thể có nguyên nhân là nhiễm khuẩn bạch hầu
    • Biến chứng sau các viêm cấp tính khác như viêm mũi họng, viêm xoang,viêm amidan

*Viêm thanh quản mạn tính:

  • Hít phải các tác nhân gây kích ứng như khói hóa chất, dị nguyên hoặc khói thuốc
  • Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
  • Viêm xoang mạn tính
  • Lạm dụng rượu bia
  • Sử dụng giọng nói với tần suất và cường độ lớn
  • Hút thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc thụ động
  • Ho dai dẳng
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng
  • Sử dụng các thuốc corticosteroid đường hít, như thuốc hít điều trị hen

Triệu chứng bệnh Viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường đến đột ngột và diễn biến nặng trong 5-7 ngày đầu. Các dấu hiệu thông thường là:

    • Giọng nói khàn khàn, nói hụt hơi, yếu giọng
    • Thỉnh thoảng mất giọng
    • Cơn ho khó chịu không biến mất
    • Có nhu cầu hắng giọng thường xuyên
    • Vướng họng, khó nuốt

Viêm thanh quản thường có liên quan và có mắc kèm với một số bệnh khác như viêm amidan, viêm họng, cảm lạnh, cúm nên có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

    • Đau đầu
    • Đau khi nuốt
    • Mệt mỏi
    • Chảy nước mũi

Biến chứng nguy hiểm

Viêm thanh quản có thể sẽ rất nghiêm trọng ở trẻ em như :

    • Hẹp đường thở hoặc viêm nắp thanh quản
    •  viêm phế quản
    • viêm phổi

Viêm thanh quản ở người lớn thường không quá nghiêm trọng,nhưng bạn nên đi khám nếu bị khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần, sốt, ho hoặc khó thở

viêm dây thanh quản có thể dẫn tới ung thư thanh quản

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần thì bạn nên hẹn gặp bác sĩ của mình.

Hoặc bạn cần gặp bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu sau:

    • Khó thở hoặc thở khò khè, thở rít, thở kèm âm thanh lạ, chảy dãi nhiều.
    • Ho ra máu.
    • Sốt kéo dài không đỡ, sốt cao trên 39 độ C.
    • Đau nhiều, càng lúc đau càng tăng

Nơi khám chữa viêm thanh quản uy tín

Hà Nội: BV Bạch Mai, BV Đại học Y Hà Nội Bệnh viện Bạch Mai,…

Hoặc bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời từ bác sĩ.

Chẩn đoán bệnh

 Bác sĩ có thể hỏi lại các triệu chứng, khám lâm sàng tai – mũi – họng và từ đó có thể đưa ra được chẩn đoán.

Một số kỹ thuật sẽ được sử dụng để giúp chẩn đoán tình trạng viêm thanh quản chính xác hơn:

    • Soi thanh quản
    • Sinh thiết

Điều trị viêm thanh quản

Cách chữa viêm thanh quản tốt nhất là để bộ phận này được “nghỉ ngơi”, giảm bớt hoạt động dây thanh, nhờ đó bệnh dần thuyên giảm. Trường hợp bệnh không có dấu hiệu suy giảm, bạn có thể áp dụng các cách sau:

* Sử dụng thuốc

    • Thuốc corticoid: Đây là một nhóm thuốc kháng viêm giúp làm giảm sưng tấy.
    • Thuốc kháng sinh: Sử dụng khi nguyên nhân do vi khuẩn.
    • Thuốc giảm đau. Bạn có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau nhưng tần suất và lượng dùng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
    • Thuốc xịt họng thanh quản.

*Cách chăm sóc và chữa trị tại nhà

    • Súc miệng – họng bằng dung dịch sát khuẩn.
    • Nâng cao sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng, điện giải.
    • Sử dụng máy tạo độ ẩm, hạn chế sử dụng thuốc xông mũi nếu không thực sự cần thiết để tránh cổ họng bị khô.
    • Chú ý giữ ấm vùng cổ, không uống nước đá, không nằm phòng lạnh.

=>Nếu sau 2 tuần không giảm thì nhất thiết phải đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để nội soi thanh quản tìm nguyên nhân.

Phòng ngừa viêm thanh quản

Để ngăn ngừa tình trạng viêm thanh quản, bạn cần tuân theo những quy tắc phòng bệnh sau:

  • Không hút thuốc, tránh hút thuốc thụ động: hút thuốc lá làm khô cổ và kích ứng dây thanh âm
  • Không uống đồ uống có cồn, cafein: những chất này làm mất nước của cơ thể
  • Uống nhiều nước: uống nhiều nước giúp chất nhầy trong cổ họng loãng ra và dễ khạc hơn
  • Tránh ăn thực phẩm cay: thức ăn cay làm acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản và họng, gây ra đau thượng vị hoặc hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản
  • Tránh hắng giọng, hạn chế nói nhiều, nói to, nói liên tục, la hét
  • Tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên: Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với những người đang bị nhiễm siêu vi.

Bài viết là những chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh viêm thanh quản. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè của mình nhé

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts