Viêm túi mật là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
13 Tháng hai, 2024
Viêm túi mật là một trong những biến chứng tiêu hóa thường gặp nhất trong đời sống hiện nay,nhất là ở người trung tuổi trở lên. Viêm túi mật nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và đa phần là phải cắt bỏ túi mật.Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu về các vấn đề cơ bản như viêm túi mật là gì, nguyên nhân và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé!
Túi mật là cơ quan trong cơ thể nằm dưới gan, đảm nhận chức năng giúp tiêu hóa các chất béo và các vitamin tan trong chất béo như A, D, K, E và caroten.
Viêm túi mật là tình trạng túi mật bị viêm do vi khuẩn, do dịch tiêu hoá (dịch mật đã hoạt hoá) bị mắc kẹt trong túi mật gây nên tình trạng túi mật bị viêm, sưng đỏ.
Nguyên nhân gây viêm túi mật
Sỏi mật:sỏi có thể chặn mất đường ra của mật, gây tích tụ mật trong túi mật, làm tăng áp lực bên trong khiến túi mật bị viêm và nhiễm khuẩn.
Nhiễm trùng:AIDS và một số bệnh do nhiễm virus có thể kích hoạt viêm túi mật.
Khối u chặn đường dẫn của mật: Sự phát triển khối u trong tuyến tụy hoặc gan có thể ngăn không cho dịch tiêu hoá thoát ra ngoài.
Túi mật không có nguồn cung cấp máu tốt do mắc bệnh tiểu đường.
Ăn quá nhiều chất béo: làm nặng thêm tình trạng viêm túi mật.
Đối tượng có nguy cơ bị viêm túi mật
Những đối tượng sau có nguy cơ cao bị viêm túi mật hơn so với người bình thường:
Người ở độ tuổi trung niên trở lên;
Người ăn nhiều chất béo, mắc bệnh béo phì;
Người thường xuyên nhịn đói, dạ dày – ruột thường xuyên trống rỗng;
Tác dụng phụ từ một số loại thuốc đặc trị;
Phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ cao hơn phụ nữ bình thường.
Triệu chứng viêm túi mật
Xem thêm
Viêm túi mật có 2 dạng:
Viêm túi mật cấp tính
Đau bụng dữ dộivùng hạ sườn phải (dưới xương sườn bên phải) hoặc dưới xương ức.
Đau bụng có thể lan theo hướng vai phải và lan ra sau lưng.
Đau bụng tăng lên khi chạm vào hoặc bị kích thích từ bên ngoài.
Nôn và buồn nôn.
Sốt.
Dù thay đổi bất kỳ tư thế nào cũng không giảm đau.
Trong trường hợp nghiêm trọng, túi mật thủng làm tràn mật vào bụng gây đau dữ dội và đe dọa tính mạng cần cấp cứu ngay lập tức;
Viêm túi mật mạn tính (viêm nhiều lần trong vài tháng, năm):
Đau nhói, đau âm ỉở phần trên bên phải hoặc giữa bụng, có thể kèm theo chuột rút.
Cơn đau kéo dài liên tục khoảng 30 phút.
Đau lan ra lưng hoặc dưới xương bả vai phải.
Sốt.
Buồn nôn, ói mửa.
Phân có màu đất sét.
Vàng da và lòng trắng của mắt.
Biến chứng nguy hiểm
Viêm túi mật nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:
Nhiễm trùng trong túi mật: Nếu mật tích tụ gây viêm túi mật, mật có thể bị nhiễm trùng
Hoại tử túi mật: Viêm túi mật không được điều trị có thể làm cho mô trong túi mật bị hoại tử. Đó là biến chứng phổ biến nhất đặc biệt là ở những người lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường;
Thủng túi mật do sưng túi mật, nhiễm trùng hoặc hoại tử;
Đối với tình trạng viêm túi mật, ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành xem xét tiền sử bệnh lý, khám sức khỏe. Sau đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định thực một số xét nghiệm cần thiết, bao gồm:
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC): Xét nghiệm này giúp đo số lượng bạch cầu, nếu bị nhiễm trùng, số lượng này sẽ tăng cao.
Xét nghiệm chức năng gan: Xét nghiệm này sẽ giúp xác định được khả năng hoạt động của gan.
Siêu âm
Chụp X-quang bụng
Quét HIDA (chụp xạ hình mật hoặc xạ hình gan mật)
Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán viêm túi mật
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Viêm túi mật cấp tính là một cấp cứu không thể trì hoãn. Vì vậy, nếu gặp những vấn đề sau, nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám.
Đau bụng đột ngột, dữ dội, vùng đau ở bên phải (vị trí của gan).
Đau bụng kèm nôn và buồn nôn.
Sốt cao (lớn hơn 38 độ C).
Nếu gặp các trường hợp của viêm túi mật mạn tính cũng nên đến các cơ sở chuyên khoa.
Vàng da, vàng mắt.
Phân lỏng, nhạt màu.
Đầy bụng.
Nơi khám chữa viêm túi mật
Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn
Điều trị viêm túi mật
Điều trị nội khoa
Đối với tình trạng viêm túi mật, người bệnh thường được chỉ định nằm viện để được theo dõi và kiểm soát hiệu quả.
Nhịn ăn: nhịn ăn hoàn toàn để tạo thời gian cho túi mật nghỉ ngơi.
Truyền dịch: với mục đích tránh mất nước cho cơ thể.
Kháng sinh: để điều trị tình trạng nhiễm trùng túi mật cũng như nhiễm trùng đường mật.
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật trong khi bệnh nhân được gây mê;
Phẫu thuật mở bằng cách thực hiện một vết cắt ở bụng và loại bỏ túi mật trong khi bệnh nhân được gây mê.
Dẫn lưu túi mật qua da
Biện pháp phòng ngừa
Ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau, chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
Tập thể dục: duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần và ít nhất 30 phút/ngày.
Chế độ giảm cân phù hợp: giảm cân từ từ, không nên giảm cân quá nhanh vì có thể làm hình thành sỏi mật.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản xoay quanh viêm túi mật. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!