Vitamin B12: Liều dùng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng
Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan
22 Tháng tám, 2024
Vitamin B12 là vi chất rất quan trọng góp phần trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu và chức năng của não bộ.Nếu thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, yếu cơ, các vấn đề đường ruột,…Vì thế việc bổ sung vitamin B12 là điều cần thiết nhưng vitamin B12 nên sử dụng như thế nào?Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Vitamin B12 (cobalamin) là loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN. Và cơ thể có khả năng lưu trữ vitamin B12 trong vài năm nên trường hợp bị thiếu hụt vitamin B12 là rất hiếm.
Vitamin B12 là một vi chất được tìm thấy trong các thực phẩm như thịt, hải sản, trứng và sữa… Chúng được hấp thụ vào cơ thể tại ruột non và đi vào máu. Vitamin B12 cũng được thêm vào một số loại thực phẩm và có sẵn dưới dạng bổ sung đường uống.
Trong cơ thể, vitamin B12 tham gia vào nhiều hoạt động sống khác nhau như:
Tham gia vào quá trình tổng hợp DNA và các phân tử di truyền khác.
Ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Cấu tạo màng tế bào hồng cầu,Vitamin B12 có khả năng giảm nguy cơ bị thiếu máu, chống lại sự mệt mỏi, kiệt sức. Vitamin B12 góp phần vào quá trình tuần hoàn máu tới khắp nơi trong cơ thể.
Thúc đẩy phát triển cấu tạo vào chức năng của hệ thần kinh.
Tăng cường thị lực và phòng chống homocysteine – một loại axit amin trong máu là tác nhân thường gây thoái hóa điểm vàng ở người già.
Nếu bạn bị thiếu vitamin B12, bạn có thể bị thiếu máu, nếu thiếu nhẹ có thể không gây ra triệu chứng, nhưng nếu không được điều trị, thiếu máu có thể dẫn đến các triệu chứng như:
Tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng và mức độ thiếu hụt vitamin B12 trong máu mà bác sĩ sẽ cho bạn uống bổ sung vitamin B12 trong các khoảng thời gian khác nhau:
Bạn có thể ngừng uống vitamin B12 khi nồng độ vitamin trong máu đạt mức bình thường và ổn định.
Nếu bạn ăn chay trường, cho con bú, ăn quá ít thực phẩm chứa vitamin B12 thì có thể phải uống bổ sung vitamin B12
Tương tác thuốc
Khi người bệnh sử dụng các thuốc sau cùng vitamin B12 có thể khiến cơ thể giảm hấp thụ Vitamin như:
Axit aminosalicylic để điều trị các vấn đề tiêu hóa.
Colchicine (Colcrys, Mitigare) để ngăn ngừa và điều trị các cơn gút.
Metformin (Glumetza, Glucophage, Fortamet) điều trị tiểu đường.
Thuốc ức chế bơm proton như omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid) hoặc các loại thuốc giảm axit dạ dày khác.
Khi sử dụng ở liều thích hợp, bổ sung vitamin B12 rất an toàn với cơ thể. Trong khi lượng vitamin B12 được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 2,4 microgam, bạn có thể dùng liều cao hơn một chút do cơ thể chỉ hấp thụ lượng vừa đủ với cơ thể và lượng dư thừa sẽ được thải qua đường nước tiểu.
Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng Vitamin B12 liều cao, chẳng hạn như những loại được sử dụng để điều trị thiếu hụt, có thể gây ra các tác dụng phụ như:
Những người thường thiếu vitamin B12 gồm: người ăn chay, người bị viêm đường tiêu hóa, người cao tuổi, cắt bỏ một phần dạ dày hoặc ruột non.
Người mắc bệnh ung thư tuyệt đối hay không được sử dụng vitamin B12 hoặc những người bị dị ứng với vitamin B12.
Mọi người nên chú ý về quá trình chế biến các thực phẩm tránh ở nhiệt độ quá cao vì sẽ khiến chúng bị biến đổi, làm mất đi các dưỡng chất có bên trong.
Dùng vitamin B12 dưới dạng thuốc dẫn đến một số phản ứng phụ như nhức đầu, buồn nôn, đau khớp… vì thế, tốt nhất là vẫn nên bổ sung vitamin B12 qua đường uống, trừ khi được chỉ định từ bác sĩ.
Vitamin B12 có tầm quan trọng của rất lớn đối với cơ thể con người. Chính vì thế, mọi người hãy chú ý để bổ sung thật đầy đủ nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về liều lượng bổ sung vitamin B12 và thời gian dùng thuốc hợp lý.