Xuất huyết dạ dày là tình trạng bệnh lý phổ biến, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng lên do cuộc sống.Hãy Cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu về bệnh xuất huyết dạ dày qua bài viết dưới đây nhé!

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là hiện tượng chảy máu trong dạ dày do tổn thương mạch máu dưới niêm mạc,kèm theo hiện tượng nôn ra máu, đi ngoài ra máu ở người bệnh. Đây là một biến chứng cấp nguy hiểm liên quan đến các bệnh lý về dạ dày.Mức độ chảy máu nhẹ hoặc nặng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, trong nhiều trường hợp còn gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày

Triệu chứng của xuất huyết dạ dày có thể biểu hiện rõ ràng hoặc không.Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương mạch máu dưới niêm mạc dạ dày mà người bệnh có thể gặp nhiều dấu hiệu khác nhau.

Người bệnh có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng vùng thượng vị:Xuất huyết bao tử do phần niêm mạc bị tổn thương sẽ gây ra những đau tại vùng thượng vị có thể lan ra sau lưng. Đây đều là những dấu hiệu nguy hiểm cần nhận biết để cấp cứu kịp thời.
  • Nôn ra máu: trước đó, bệnh nhân thường gặp tiền triệu như đau tức thượng vị, chướng bụng, sau đó có thể nôn ra máu cục, đỏ sẫm lẫn với thức ăn cũ. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và cần được cấp cứu sớm nếu nôn ra máu đỏ tươi.
  • Thay đổi sắc tố da: Khi bị xuất huyết dạ dày, cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ đó cơ thể mệt mỏi, da xanh xao,…
  • Đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài ra máu
  • Thiếu máu: xuất huyết tiêu hóa với lượng ít nhưng kéo dài trong nhiều tháng có thể khiến người bệnh thiếu máu mạn tính với biểu hiện da nhợt nhạt, chóng mặt, giảm trí nhớ.
  • Mệt mỏi, khó thở, thở dốc và có thể bị ngất. 

Nguyên nhân xuất huyết dạ dày

Xem thêm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây xuất huyết dạ dày , một số nguyên nhân có thể kể đến như :

Do Loét dạ dày tá tràng: chảy máu chủ yếu là do loét vào mạch máu. Các ổ loét non thường gây chảy máu mao mạch, nên số lượng thường ít và tự cầm, các ổ loét sâu nhất là trong loét xơ chai, loét vào các động mạch và khả năng co mạch bị hạn chế nên thường chảy máu ồ ạt và khó cầm.

  • Polyp dạ dày: do cuống của khối polyp thường khá nhỏ và rất dễ gây chảy máu khi có sự va chạm của thức ăn trong quá trình co bóp của dạ dày.
  • Túi thừa là những túi nhỏ thừa ra trong đường tiêu hóa. Nếu những túi này bị viêm hoặc nhiễm trùng, sẽ có nguy cơ chảy máu dạ dày.
  • Giãn mạch thực quản khiến cho niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng dẫn đến xuất huyết dạ dày kèm theo nôn mửa.
  • Ung thư dạ dày: khi tế bào ung thư phát triển mạnh, xâm lấn ra xung quanh có thể gây hoại tử trung tâm khối u hoặc vỡ mạch máu gây chảy máu dạ dày lượng lớn.
  • Uống quá nhiều bia rượu: dung nạp nhiều đồ uống có cồn sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày tăng thẩm thấu, từ đó gây chảy máu dạ dày
  • Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ làm kích thích và ảnh hưởng đến dạ dày. Khiến vết loét trên niêm mạc trở nên nặng hơn và chảy máu.
  • Thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid và Aspirin

Đối tượng nào dễ bị xuất huyết dạ dày

  • Xuất huyết dạ dày là tình trạng bệnh lý xảy ra phổ biến ở độ tuổi từ 20 – 50 tuổi, trong đó nam giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn nữ
  • Người lớn tuổi hay dùng các thuốc giảm đau chống viêm Non-steroid hoặc Aspirin cung có nguy cơ cao xuất huyết tiêu hóa.

Biến chứng nguy hiểm

Xuất huyết bao tử là bệnh lý gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa đồng thời có nguy cơ đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

  • Khó thở: do máu, dịch tiêu hóa và thức ăn có thể sặc vào đường thở khi người bệnh nôn ra máu. Điều này dẫn đến co thắt, phù nề khí quản khiến bệnh nhân khó thở, suy hô hấp.
  • Viêm phổi: nếu chất nôn xâm nhập sâu vào phế quản, phế nang của phổi có thể dẫn đến viêm phổi trầm trọng, khó điều trị.
  • Sốc mất máu: thường gặp ở bệnh nhân xuất huyết dạ dày nghiêm trọng với lượng máu mất lớn dẫn đến biểu hiện lú lẫn, tụt huyết áp, 

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nếu có những dấu hiệu sau:

  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua.
  • Đau tức bụng thượng vị thành từng cơn, tăng dần theo thời gian.
  • Nôn ra máu kèm theo thức ăn cũ.
  • Đi ngoài ra phân đen, mùi khó chịu.

Chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá

Một số xét nghiệm cận lâm snagf bác sĩ thường chỉ định như:

  • Xét nghiệm máu: nhằm phát hiện tình trạng mất máu, bất thường tiểu cầu ở bệnh lý về máu hoặc sự suy giảm chức năng gan ở người bệnh xơ gan.
  • Xét nghiệm phân: bác sĩ có thể soi tìm tế bào hồng cầu trong phân để phát hiện trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa lượng nhỏ, dai dẳng.
  • Nội soi thực quản, dạ dày

Cách điều trị xuất huyết dạ dày

Đối với tình trạng xuất huyết dạ dày nhẹ, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị bằng thuốc. Trường hợp nặng, bệnh nhân phải cầm máu ngay để không bị mất nhiều máu, nhất là trường hợp chảy máu do vi khuẩn HP. Sau khi cầm máu, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm.

Một số loại thuốc có thể sử dụng giúp giảm triệu chứng xuất huyết dạ dày gồm:

  • Ngưng sử dụng thuốc chống đông.
  • Thuốc trung hòa acid dạ dày để giảm tổn thương của acid lên mạch máu.
  • Thuốc ức chế bơm proton PPI

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp xuất huyết dạ dày nặng thì ngoài việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định một số phẫu thuật( nôitj soi, mổ mở)

Biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày

  • Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.
  • Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để tăng sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch.
  • Cần bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất
  • ránh căng thẳng kéo dài.
  • Cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc.
  • Không nên ăn quá no hoặc để quá đói, ăn xong không nên nằm hoặc vận động mạnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
  •  giúp hỗ trợ tiêu hóa.
  • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs thường xuyên.

Trên đây là tổng hợp tất các thông tin chi tiết liên quan đến tình trạng xuất huyết dạ dày.Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích về nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh xuất huyết dạ dày. Hãy chia sẻ thông tin này đến cho bạn bè và những người thân yêu của bạn nhé!

 

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts