Việc ngộ độc rượu rất dễ xảy ra, nhất là ngộ độc rượu ngày lễ, tết. Chúng ta dự tiệc ở nhiều nơi, uống nhiều loại rượu khác nhau. Nhiều người không phần biệt được đâu là say rượu, đâu là ngộ độc rượu? Vì vậy, họ lâm vào tình trạng nguy hiểm.Do đó, bạn cần trang bị kiến thức về cách chữa ngộ độc rượu để cứu lấy tính mạng của người bị ngộ độc.Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tìm hiểu cách xử trí khi bị ngộ độc rượu qua bài viết dưới đây nhé!
Ngộ độc rượu là tình trạng cơ thể bị nhiễm độc do uống phải methanol, một loại cồn công nghiệp độc hại.Cơ thể có thể hấp thu methanol qua đường uống, hít hoặc qua da. Các trường hợp ngộ độc methanol đa phần đều qua đường uống.Khi uống vào cơ thể, methanol được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sau đó chuyển hóa thành các chất độc khác, gây tổn thương nghiêm trọng đến nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh và thị giác.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo Việt Nam xếp thứ 2 trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.800 ca tử vong liên quan đến bia rượu.
Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương dẫn chứng vào năm 2016, lượng cồn nguyên chất tiêu thụ ở khu vực phi chính thức ước đạt trên 385,4 triệu lít, chiếm 63% tổng lượng tiêu thụ toàn thị trường, trong đó rất nhiều loại rượu giả, rượu lậu, rượu tự pha không công bố tiêu chuẩn sản phẩm,… dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu ngày càng có xu hướng gia tăng.
Vậy nguyên nhân gây ngộ độc rựou do đâu?
Nguyên nhân gây ngộ độc rượu xảy ra khi bạn uống nhiều rượu hơn lượng cơ thể bạn có thể chuyển hóa một cách an toàn, sử dụng rượu liên tục trong thời gian dài.Rượu được hấp thu vào máu chủ yếu từ ruột non, một số được hấp thu qua dạ dày. Thời gian rượu hấp thu vào máu nhanh hơn thời gian đào thải rượu ra khỏi cơ thể
Khoảng 5% -10% lượng rượu được bài tiết trong nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Hơn 90% lượng rượu uống vào được chuyển hóa ở gan, ethanol từ rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde, được oxy hóa thành CO2 và nước. Khi uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn, gan không đủ khả năng để xử lý hết lượng cồn trong máu, ethanol từ rượu đi vào trong máu nhiều dẫn đến ngộ độc rượu. Nồng độ cồn trong máu tùy vào mức độ sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau.Đặc biệt Nam giới có tỷ lệ ngộ độc rượu cao hơn do uống nhiều hơn phụ nữ.
Ngộ độc rượu có gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?
Xem thêm
Câu trả lời là có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ.Khi bị ngộ độc rượu nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời dễ xảy ra biến chứng nghiêm trọng như:
Hạ thân nhiệt.
Mất trí nhớ.
Hạ đường huyết, gây co giật, mất ý thức.
Nhịp tim bất thường hoặc ngừng đập.
Nôn mửa nghiêm trọng gây mất nước, co giật, tổn thương não vĩnh viễn.
Nhiễm toan ceton do rượu, làm ức chế thần kinh trung ương.
Suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Nếu bạn lạm dụng rượu thường xuyên sẽ gặp các biến chứng:
Bệnh về gan: Gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan.
Rối loạn đông máu do giảm các yếu tố đông máu, tăng nguy cơ chảy máu khi bị chấn thương, xuất huyết tiêu hóa, viêm dạ dày.
Viêm tụy.
Bệnh cơ tim, thường kèm theo rối loạn nhịp và tăng huyết áp.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Tổn thương não: Bệnh não Wernicke, rối loạn tâm thần Korsakoff, suy giảm trí nhớ…
Một số bệnh ung thư như: Ung thư vòng họng, thực quản, đặc biệt khi uống rượu kết hợp với hút thuốc lá.
Suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin.
Vậy làm cách nào xử trí được khi bị ngộ độc rượu?
Trước hết, hãy quan sát, nếu cóCác triệu chứng của ngộ độc rượu như sau thì cần cấp cứu ngay:
Da tái xanh, sờ thấy lạnh (đặc biệt da ở vùng quanh môi, móng tay).
Lú lẫn, phản ứng chậm, đi đứng loạng choạng hoặc không đi đứng được.
Hạ thân nhiệt.
Mạch, nhịp tim, nhịp thở không đều (khoảng cách giữa các nhịp thở từ 10 giây trở lên).
Co giật, nôn mửa, nghẹt thở.
Các bước xử trí đúng cách ngộ độc rượu:
Hãy gọi xe cấp cứu hoặc xe taxi để đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc các trạm y tế, để người bệnh nằm nghiêng sẽ giúp dễ thở và tạo thêm cảm giác dễ chịu thay vì để người bệnh ngồi, hay đi lại.
Cố gắng giữ nạn nhân ở tư thế ngồi thẳng. Nếu nạn nhân muốn nằm, cần kê gối sao cho phần đầu và vai cao hơn thân mình. Nếu nạn nhân bị ứ đọng đờm dãi, thở khò khè, bất tỉnh, cho nằm nghiêng để khi nôn không bị sặc. Nếu người bệnh không nôn, có thể tìm cách gây nôn hết rượu để loại bỏ cồn ra khỏi dạ dày.
Nên cho Bệnh nhân uống nhiều nước ấm để tránh tình trạng mất nước. Có thể cho uống nước gừng ấm, nước chè xanh pha loãng, sữa nóng, cam vắt hay nước chanh để có thể giải được tình trạng ngộ độc rượu.Quan sát người ngộ độc rượu liên tục, nấu cháo hoặc súp thật loãng và cứ 1 – 2 giờ thì đánh thức dậy để cho ăn cháo hoặc súp.
Nếu bệnh nhân lâu không tỉnh hoặc không ăn uống được gì hoặc cứ ăn vào là nôn thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Không được cho bệnh nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu, cũng như không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hoá.
không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ xơ gan, ung thư gan.
Không nên để người bị ngộ độc rượu tiếp xúc với nước lạnh hay đi tắm ngay vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp,…
Rượu làm não có phản ứng chậm, tác động đến khả năng giữ thăng bằng. Do đó, khi tự di chuyển, nạn nhân có thể bị té ngã, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí tử vong hoặc gây tai nạn cho người khác.
Xử trí ngộ độc rượu cần thực hiện đúng cách, tránh để người bệnh gặp tình trạng nặng hơn. Khi có dấu hiệu nặng, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.Trên đây là tất cả những thông tin về ngộ độc rượu cũng như cách điều trị người bị ngộ độc. Nếu thấy thông tin trên bổ ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé!