Xem thêm
- Virus: là nguyên gây bệnh hay gặp nhất, trong đó Adeno virus chiếm 80% các trường hợp viêm cấp. Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân; ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm đi kèm. Nhưng thường tự khỏi trong vòng ngày mà không cần điều trị.
- Vi khuẩn: gây viêm kết mạc thường gặp là Staphylococus, Hemophilus Influenza …đứng thứ 2 sau virus, có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị.Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hay vật dụng dính dịch tiết chạm vào mắt.
- Dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, hóa chất…):chiếm từ 15%- 40%, khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng, tùy cơ địa mỗi người, thường xảy ra theo mùa, có thể kéo dài hay tái phát.
Phân loại tình trạng bệnh
Con đường lây bệnh đau mắt đỏ
*Lây gián tiếp qua vật dụng sinh hoạt
-
- Lây gián tiếp qua vật dụng sinh hoạt:
- Dùng khăn hoặc chậu rửa mặt chung
- Dùng tay dụi mắt sau đó dùng chung đồ với người khác
- Lây qua môi trường không khí, bể bơi
- Lây qua vật trung gian là ruồi, nhặng
*Lây trực tiếp qua đường nước bọt, đường hô hấp.
Triệu chứng của đau mắt đỏ
Người bị đau mắt đỏ thường có những biểu hiện như sau:
– Mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như cát trong mắt.
– Chảy nước mắt và có nhiều gỉ mắt, thậm chí sau khi ngủ dậy gỉ làm dính chặt mi mắt.
– Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ngày đến mắt thứ hai… Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ , nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).
– Trong những truờng hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc (tròng đen), khi đó thị lực có thể giảm.
Biến chứng
Đau mắt đỏ thường diễn tiến lành tính và ít để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời thì vẫn có thể xảy ra các biến chứng sau:
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời nếu có các dấu hiệu sau:
-
- Có nhiều dịch tiết màu vàng hoặc xanh lá từ mắt của bạn.
- Mí mắt bị dính vào nhau vào buổi sáng.
- Đau mắt dữ dội khi nhìn vào ánh sáng chói.
- Bị sốt cao, ớn lạnh, giảm thị lực.
- Các triệu chứng không cải thiện trong vòng 2 tuần.
Nơi khám chữa bệnh đau mắt đỏ
Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E Hà Nội, Viện Y học cổ truyền Trung ương,.
Xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:
– Lau rửa ghèn, gỉ mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
– Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
– Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
– Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, gỉ và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).
– Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
– Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt của người khác.
– Không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu…
– Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị
Các phương pháp chữa bệnh đau mắt đỏ
Do vi khuẩn và vi rút
-
- Đau mắt đỏ do vi rút:thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày rồi tự khỏi, tuy nhiên, bệnh dễ lây lan cho người khác nên người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Không sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị đau mắt đỏ do vi rút mà có thể dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng vi rút theo chỉ định của bác sĩ.
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn:Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Do dị ứng
Đau mắt đỏ do dị ứng thường sử dụng thuốc kháng histamin (thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt) giúp giảm đau nhưng có thể gây ra tình trạng khô mắt. Bên cạnh đó, bạn nên tránh xa một số tác nhân dị ứng như: phấn hoa, lông động vật,…
Kích ứng
Đau mắt đỏ do kích ứng thì bạn nên rửa mắt với nước sạch ngay lập tức trong vòng 5 phút. Tình trạng của mắt sẽ được cải thiện sau 4 giờ. Nếu tình trạng không tiến triển tốt thì bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị đau mắt đỏ. Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu nhé!