Apidra Solostar 100IU/ml

113 đã xem

1.275.000/Hộp

Công dụng

Điều trị đái tháo đường

Đối tượng sử dụng Trẻ em từ 6 tuổi trở lên
Mang thai & Cho con bú Tham khảo ý kiến bác sĩ
Cách dùng Tiêm dưới da trước/ sau bữa ăn 15 phút
Hoạt chất
Danh mục Insulin
Thuốc kê đơn
Xuất xứ Pháp
Quy cách Hộp 5 bút tiêm x 3ml
Dạng bào chế Dung dịch tiêm trong bút tiêm nạp sẵn
Thương hiệu Sanofi
Mã SKU SP00221
Hạn dùng 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Số đăng ký QLSP-915-16

Bút tiểu đường💉Apidra Solostar 100IU/ml điều trị đái tháo đường ở người lớn, thiếu niên, trẻ em từ 6 tuổi trở lên, khi cần điều trị insulin.

Tìm cửa hàng Mua theo đơn Chat với dược sĩ Tư vấn thuốc & đặt hàng Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Mời bạn Chat Facebook với dược sĩ hoặc đến nhà thuốc để được tư vấn.
Sản phẩm đang được chú ý, có 6 người thêm vào giỏ hàng & 15 người đang xem

Nhà thuốc Bạch Mai cam kết

  • 100% sản phẩm chính hãng
  • Đổi trả hàng trong 30 ngày
  • Xem hàng tại nhà, thanh toán

Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Apidra Solostar 100IU/ml được chỉ định điều trị cho bệnh gì? Những lưu ý quan trọng phải biết trước khi dùng thuốc Apidra Solostar 100IU/ml và giá bán thuốc Apidra Solostar 100IU/ml tại hệ thống nhà thuốc Bạch Mai?. Hãy cùng Nhà thuốc Bạch Mai tham khảo thông tin chi tiết về thuốc Apidra Solostar 100IU/ml qua bài viết ngay sau đây nhé !

Apidra Solostar 100IU/ml là thuốc gì ?

Bút tiểu đường Apidra Solostar 100IU/ml là thuốc dùng theo đơn, được chỉ định điều trị đái tháo đường ở người lớn, thiếu niên, trẻ em từ 6 tuổi trở lên, khi cần điều trị insulin.

Thành phần của thuốc Apidra Solostar 100IU/ml

THÀNH PHẦN CÔNG THỨC THUỐC

Thành phần hoạt chất là insulin glulisine.

Mỗi bát tiêm 3ml chứa 300 đơn vị hoạt chất insulin glulisine (tương đương 10,47mg)

– Thành phần tá dược: m-cresol, trometanol, natri clorid, polysorbate 20, natri hydroxyd, acid hydrochloric đậm đặc, nước pha tiêm.

DẠNG BÀO CHẾ: Dung dịch tiêm trong bút tiêm nạp sẵn. Dung dịch tiêm, không màu và trong suốt.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 5 bút tiêm nạp sẵn x 3ml (300 đơn vị)

Công dụng của thuốc Apidra Solostar 100IU/ml

Xem thêm

Điều trị đái tháo đường ở người lớn, thiếu niên, trẻ em từ 6 tuổi trở lên, khi cần điều trị insulin.

Cách dùng – liều dùng của thuốc Apidra Solostar 100IU/ml

Liều dùng

Hiệu lực của chế phẩm được thể hiện bảng đơn vị Những đơn vị này áp dụng riêng cho Apidra và không giống IU hoặc các đơn vị dùng để biểu hiện hiệu lực của các insulin analog khác (xem mục Đặc tính dược lực học).

Apidra nên được sử dụng trong các phác đồ có insulin tác động trung bình insulin tác động kéo dài insulin nền analog và có thể dùng chung với các thuốc hạ glucose máu dạng năng

Liều Apidra phải được hiệu chỉnh cá thể hóa.

Nhóm bệnh nhân đặc biệt

Suy thận

Các đặc tính dược động học của insulin glulisine nhìn chung vẫn được duy trì ở bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, nhu cầu insulin có thể giảm trong trường hợp suy thận (xem mục Đặc tính dược động học).

Suy gan

Các đặc tính dược động học của insulin glulisine chưa được nghiên cứu trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Ở bệnh nhân suy gan, nhu cầu insulin có thể giảm vì giảm khả năng tân tạo glucose và giảm chuyển hóa insulin.

Người cao tuổi

Có dữ liệu được động học (không nhiều) trên bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi. Suy giảm chức năng thận Có thể dẫn đến giảm nhu cầu insulin.

Quần thể bệnh nhi

Hiện chưa đủ thông tin lâm sàng về sử dụng Apidra ở trẻ em dưới 6 tuổi.

Cách dùng

Dung dịch tiêm Apidra SoloStar 100 đơn vị/ml trong bút tiêm nạp sẵn chỉ thích hợp để tiêm dưới da. Nếu cần dùng ống tiêm, tiêm tĩnh mạch hoặc bơm truyền, nên sử dụng lọ đựng thuốc tiêm (xem mục Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc).

Nên tiêm dưới da Apidra SoloStar 0-15 phút ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn. Apidra SoloStar nên được tiêm dưới da vào các vùng thành bụng, bắp đùi hoặc cơ delta. Vị trí tiêm trong mỗi vùng (thành bụng, bắp đùi hoặc cơ delta) nên được xoay vòng từ lần tiêm này đến lần tiêm kế tiếp Tỷ lệ hấp thu, và kéo theo là khởi phát tác động và thời gian tác động, có thể bị ảnh hưởng bởi vị trí tiêm, vận động và các biến số khác. Tiêm dưới da ở thành bụng đảm bảo hấp thu nhanh hơn một chút so với các vị trí tiêm khác (xem mục Dược động học).

Cần thận trọng để không tiêm vào mạch máu. Không được xoa bóp vị trí tiêm sau khi tiêm. Bệnh nhân phải được hướng dẫn để sử dụng kỹ thuật tiêm đúng cách.

Trước khi sử dụng SoloStar, phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên tờ thông tin sản phẩm trong bao bì.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Apidra® SoloStar®

Dung dịch tiêm trong bút tiêm nạp sẵn SoloStar là bút tiêm nạp sẵn dùng để tiêm insulin. Bác sỹ của bạn đã quyết định rằng SoloStar thích hợp với bạn dựa trên khả năng bạn có thể sử dụng bút SoloStar. Hãy trao đổi với bác sỹ/ dược sỹ/ điều dưỡng của bạn về kỹ thuật tiêm phù hợp trước khi sử dụng bút SoloStar.

Xin đọc kỹ tờ hướng dẫn này trước khi sử dụng bút tiêm SoloStar. Nếu bạn không thể tự dùng bút SoloStar hoặc không thể tự mình thực hiện đầy đủ những hướng dẫn này, bạn chỉ nên sử dụng SoloStar khi có sự trợ giúp của một người khác có thể thực hiện đầy đủ các hướng dẫn. Hãy giữ bút như hướng dẫn này. Để đảm bảo đọc liều đúng, giữ bút tiêm nằm ngang với kim tiêm nằm bên trái và vòng chọn liều nằm bên phải như minh họa bên dưới.

Bạn có thể điều chỉnh liều dùng từ 1 đến 80 đơn vị theo từng đơn vị một. Mỗi cây bút có chứa nhiều liều.

Hãy giữ tờ hướng dẫn này để tham khảo thêm sau này.

Nếu có thắc mắc gì về SoloStar hoặc về bệnh đái tháo đường, hãy hỏi bác sỹ/ dược sỹ/ điều dưỡng của bạn hoặc gọi điện cho văn phòng đại diện của Sanofi-Aventis ở địa phương.

Thông tin quan trọng về việc sử dụng Apidra SoloStar:

• Luôn luôn phải gắn kim mới trước mỗi lần sử dụng. Chỉ sử dụng kim tiêm tương thích với SoloStar.

• Không được chọn liều và/hoặc nhấn nút tiên khi chưa gắn kim tiêm.

• Luôn luôn thử test an toàn trước mỗi lần tiêm (xem bước 3).

• Bút tiệm này chỉ dành riêng cho bạn. Đừng đưa cho người khác sử dụng chung.

• Nếu nhờ người khác tiệm giúp, người này phải đặc biệt thận trọng để tránh sơ ý bị kim châm và lây bệnh truyền nhiễm.

• Không bao giờ dùng bút tiềm SoloStar bị hư hỏng hoặc không biết chắc có hoạt động bình thường hay không.

• Luôn luôn phải có một bút tiêm SoloStar dự phòng trong trường hợp bút tiêm đang dùng bị hỏng hoặc bị mất.

Bước 1: Kiểm tra insulin

A. Kiểm tra nhãn bút SoloStar để bảo đảm là dùng đúng loại insulin. Bút Apidra SoloStar Có màu xanh dương. Bút có nút tiêm màu xanh đậm với một vòng tròn nhô lên ở trên cùng.

B. Tháo nắp bút.

C. Kiểm tra hình thức cảm quang của insulin. Apidra là dung dịch insulin trong suốt. Không dùng SoloStar nếu insulin bị vẩn đục, có màu hoặc có hạt lợn cợn.

Bước 2: Gắn kim

Luôn luôn dùng một kim tiêm mới, vô khuẩn, cho mỗi lần tiêm.

Điều này giúp tránh nhiễm bẩn và tắc kim.

A. Tháo niêm bảo vệ của kim tiêm mới.

B. Để kim thẳng hàng với thân bút, và vẫn giữ thẳng khi gắn vào (vặn hoặc ấn vào, tùy loại kim).

Nếu không giữ thằng kim khi gắn, nó có thể làm hỏng miếng đệm cao su và gây rò rỉ, hoặc gãy kim.

Bước 3: Làm test an toàn

Luôn luôn làm test an toàn trước mỗi lần tiêm. Việc này giúp bạn lấy đúng liều thuốc bằng cách:

• bảo đảm bút tiêm và kim tiêm hoạt động bình thường

• loại bỏ bọt khí

A. Chọn liều 2 đơn vị bằng cách vặn vòng chọn liều.

B. Tháo nắp kim ngoài và giữ lại để tháo kim dùng rồi sau khi tiêm xong. Tháo và vứt bỏ nắp kim trong.

C. Cầm bút tiêm với đầu kim hướng lên trên.

D. Gõ nhẹ buồng chứa insulin để đẩy bọt khí lên đầu kim.

E. Ấn hết chiều sâu nút tiêm. Kiểm tra xem insulin có trào ra ở đầu kim hay không.

Có thể phải làm test an toàn vài lần mới thấy insulin trào ra.

• Nếu không thấy insulin ở đầu kim, kiểm tra xem có bọt khí hay không và làm lại test an toàn hai lần nữa để loại bỏ bọt khí.

• Nếu vẫn không thấy insulin ở đầu kim, có thể kim đã bị tắc. Thay kim khác và thử lại.

• Nếu vẫn không thấy insulin sau khi thay kim, bút tiêm Apidra SoloStar có thể đã hỏng. Đừng dùng bút tiêm này nữa.

Bước 4: Chọn liều

Bạn có thể chọn liều từng đơn vị một, từ tối thiểu là 1 đơn vị đến tối đa là 80 đơn vị. Nếu cần dùng liều lớn hơn 80 đơn vị, nên chia ra hai hoặc nhiều mũi tiêm.

A. Kiểm tra cửa sổ chỉ liều cho thấy số “0” sau khi làm test an toàn.

B. Chọn liều cần dùng trong ví dụ dưới đây, liệu được chọn là 30 đơn vị). Nếu lỡ vặn quá liều cần thiết, bạn có thể vặn ngược trở lại.

• Không được ấn nút tiêm trong khi vặn chọn liều vì sẽ đẩy insulin sẽ trào ra.

• Bạn không thể vặn vòng chọn liều vượt quá số đơn vị thuốc còn lại trong bút tiêm. Đừng cố sức vặn vòng chọn liều. Trong trường hợp này, bạn có thể tiêm lượng thuốc còn lại trong bút và tiêm thêm cho đủ liều với một bút tiêm SoloStar mới, hoặc dùng một bút tiêm SoloStar mới để tiêm trọn cả liều cần dùng.

Bước 5: Tiêm thuốc

A. Thực hiện kỹ thuật tiêm được bác sỹ, dược sỹ hoặc điều dưỡng chỉ dẫn.

B. Chích kim vào da.

C. Ấn nút tiềm hết chiều sâu của nó. Chữ số trên cửa sổ chỉ liều sẽ trở về số “0” khi tiêm.

D. Vẫn ấn giữ nút tiêm hết chiều sâu của nó. Đếm chậm rãi đến 10 trước khi rút kim khỏi da. Điều này bảo đảm cho trọn liều thuốc được tiêm hết.

Pít tông của bút di chuyển theo mỗi liều. Pít tông sẽ chạm đến đáy ống thuốc khi toàn bộ 300 đơn vị insulin trong bút được dùng hết.

Bước 6: Tháo và hủy kim tiêm

Sau khi tiêm, luôn luôn phải tháo kim ra và cất giữ bút tiêm SoloStar không có gắn kim. Điều này giúp tránh:

• Nhiễm bẩn và/hoặc nhiễm khuẩn

• Để lọt không khí vào buồng chứa insulin và rò rỉ insulin, điều này có thể dẫn đến sai liều khi tiêm thuốc.

A. Đậy nắp ngoài vào kim tiêm, và dùng nó để vặn kim ra khỏi bút tiêm. Để tránh nguy cơ sơ ý bị kim đâm phải, đừng bao giờ đây kim bằng nắp trong.

• Nếu nhờ người khác tiêm giúp, người này phải đặc biệt thận trọng khi tháo và hủy kim tiêm. Tuân thủ các biện pháp an toàn được khuyến cáo khi tháo và hủy kim tiêm (liên hệ bác sỹ, dược sỹ hoặc điều dưỡng của bạn) để giảm nguy cơ bị kim châm và lây bệnh truyền nhiễm.

B. Hủy kim tiêm một cách an toàn, theo hướng dẫn của bác sỹ, dược sỹ hoặc điều dưỡng của bạn.

C. Luôn luôn đậy nắp bút vào lại bút tiêm, rồi cất giữ bút tiêm cho đến lần tiêm kế tiếp.

Hướng dẫn bảo quản

Xem lại cách bảo quản bút tiêm SoloStar trong tờ hướng dẫn này.

Nếu Apidra SoloStar được bảo quản mát, cần lấy ra khỏi tủ lạnh 1-2 giờ trước khi tiêm để insulin có thể ấm lên bằng nhiệt độ phòng. Tiêm insulin lạnh rất đau.

Tiêu hủy bút tiêm SoloStar đã sử dụng theo quy định của nhà chức trách địa phương.

Bảo trì.

Đừng để bút tiêm bị dơ và lấm bụi.

Có thể lau bên ngoài bút tiêm SoloStar bằng vải thấm ướt.

Không được nhúng nước, rửa hoặc bôi trơn bút tiêm vì sẽ làm hỏng bút.

Cần nhẹ tay khi thao tác với bút tiêm. Tránh những tình huống có thể làm hỏng bút tiêm SoloStar.Nếu e ngại bút tiêm SoloStar bị hỏng, hãy sử dụng một bút tiêm mới.

Không dùng thuốc Apidra Solostar 100IU/ml trong trường hợp sau

Molnupiravir Stella 400mg
Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Molnupiravir Stella 400mg được chỉ...
260.000

Quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kỳ tá dược nào được liệt kê trong mục thành phần tá dược.

Hạ đường huyết.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Apidra Solostar 100IU/ml

Để xa tầm tay trẻ em.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.

Nên có sự giám sát y khoa chặt chẽ nêu chuyên bệnh nhân sang một dạng hoặc nhãn hiệu insulin khác. Có thể cần thay đổi liều nếu có thay đổi về hàm lượng, nhãn hiệu (nhà sản xuất), loại (thường, NPH, chậm, tác dụng kéo dài, vv), nguồn gốc (động vật, người, analog) và/hoặc phương pháp sản xuất có thể cần điều chỉnh các thuốc giảm glucose máu dạng uống dùng kèm.

Tăng đường huyết

Sử dụng liều không đủ hoặc ngưng điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin, có thể dẫn tới tăng đường huyết và nhiễm toan ceton do đái tháo đường, những tình trạng có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Hạ đường huyết

Thời gian xuất hiện hạ đường huyết phụ thuộc vào hồ sơ tác động của insulin này sử dụng và do đó có thể thay đổi khi phác đồ điều trị thay đổi.

Những tình trạng có thể làm cho dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng hạ đường huyết khác đi hoặc ít rõ ràng hơn bao gồm chỉ số đường huyết cải thiện nhiều bệnh nhân cao tuổi, đái tháo đường thời gian dài, liệu pháp insulin tăng cường, bệnh thần kinh đái tháo đường, các thuốc như thuốc chẹn beta, hoặc sau khi chuyển từ insulin nguồn gốc động vật sang insulin người.

Chỉnh liều cũng có thể cần thiết nếu bệnh nhân tăng hoạt động thể chất hoặc thay đổi kế hoạch ăn uống thường ngày. Tập thể dục ngay sau bữa ăn có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

So với insulin người hòa tan, hạ đường huyết nếu xảy ra sau khi tiêm analog tác dụng nhanh có thể sẽ xảy ra sớm hơn.

Tình trạng hạ đường huyết hay tăng đường huyết nếu không được điều chỉnh có thể gây ra mất ý thức, hôn mê hoặc tử vong.

Nhu cầu Insulin có thể thay đổi khi bị ốm hoặc các rối loạn cảm xúc.

Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Apidra Solostar 100IU/ml

Tóm tắt các thông tin an toàn

Hạ đường huyết là phản ứng có hại thường xảy ra nhất của liệu pháp insulin, có thể xảy ra khi liều insulin quả cao so với nhu cầu về insulin.

Danh mục bảng của các phản ứng bất lợi Các phản ứng bất lợi liên quan sau đây từ các cuộc điều tra lâm sàng được liệt kê theo phân loại hệ cơ quan và thứ tự tần suất giảm dần (rất phổ biến: ≥1/10, phổ biến ≥1/100 đến <1/10, không phổ biến: ≥1/1.000 đến < 1/100, hiếm: ≥1/10.000 đến <1/1.000, rất hiếm, <1/10.000).

Trong mỗi nhóm tần số, các phản ứng bất lợi được trình bày theo thứ tự độ nghiêm trọng giảm dần.

Phân theo hệ cơ quan MedDRA Rất phổ biến Phổ biến Không phổ biến Hiếm Rất hiếm
Các rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa Hạ huyết  đường       Tăng đường huyết (có thể dẫn đến nhiễm toan ceton do đái tháo đường(1))
Các rối loạn da và mô dưới da  

Các phản ứng tại vị trí tiêm

Các phản ứng quá mẫn cục bộ

  Loạn dưỡng mỡ  
Các rối loạn chung và các phản ứng tại vị trí tiêm     Các phản ứng quá mẫn toàn thân     
(1)Dung dịch tiêm Apidra SoloStar 100 đơn vị/ml trong lọ thuốc: Hầu hết các trường hợp có liên quan đến thao tác sai hoặc hệ thống bơm bị lỗi khi sử dụng Apidra VỚI CSII.

 Mô tả các phản ứng không mong muốn chọn lọc

– Các rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa

Triệu chứng hạ đường huyết thường xảy ra đột ngột. Các triệu chứng này có thể bao gồm toát mồ hôi lạnh, da tím tái, mệt lả, dễ hoảng sợ hoặc run rẩy, lo âu, mệt hay yếu bất thường, lú lẫn, khó tập trung, buồn ngủ, đói lả, thay đổi thị giác, nhức đầu, buồn nôn và tim loạn nhịp. 

Hạ đường huyết có thể trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến hôn mê và/hoặc co giật và có thể kết cục là suy giảm chức năng não tạm thời hoặc vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.

– Các rối loạn da và mô dưới da.

Các phản ứng quá mẫn cục bộ (đỏ da, sưng tấy và ngứa tại vị trí tiêm) có thể xảy ra trong quá trình điều trị với insulin. Các phản ứng này thường nhất thời (vài ngày đến vài tuần) và thưởng biến mất trong quá trình tiếp tục điều trị. Trong một vài trường hợp, những phản ứng này có thể liên quan đến lý do khác ngoài insulin, như là quá mẫn với chất làm sạch da hoặc tiêm không đúng cách. 

Loạn đường mỡ có thể xảy ra tại vị trí tiêm và trị hoãn việc hấp thụ insulin do luân phiên thay đổi vị trí tiêm trong cùng một vùng da.

– Các rối loạn chung và phản ứng tại vị trí tiêm

Phản ứng quá mẫn toàn thân có thể bao gồm nổi mề đay, tức ngực, khó thở, ngứa và viêm da do dị ứng. Các trường hợp nặng của dị ứng toàn thân, bao gồm sốc phản vệ, có thể đe dọa tính mạng.

Báo cáo các phản ứng bất lợi nghi ngờ

Báo cáo các phản ứng bất lợi nghi ngờ sau khi thuốc được cấp phép là rất quan trọng. Nó cho phép tiếp tục theo dõi cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc. Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ được yêu cầu báo cáo bất kỳ phản ứng bất lợi nghi ngờ nào thông qua hệ thống báo cáo quốc gia được liệt kê trong Phụ lục V.

Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác

Các nghiên cứu về tương tác dược động học chưa được thực hiện. Dựa trên kinh nghiệm thực tế từ những chế phẩm thuốc tương tự, các tương tác dược động học trên lâm sàng không chắc xảy ra.

Một số chất ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và có thể cần chỉnh liều insulin glulisine cũng như cân theo dõi chặt chẽ.

Các chất có thể làm tăng hiệu quả giảm glucose máu và làm tăng độ nhạy cảm với hạ đường huyết bao gồm các thuốc trị đái tháo đường dạng uống, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), disopyramide, fibrates, fluoxetine, chất ức chế monoarnin oxidase (MAO), pentoxifylline, propoxyphen, salicylate và kháng sinh sulfonamide.

Các chất làm giảm hiệu quả giảm glucose máu bao gồm corticosteroid, danazol, diazoxide, thuốc lợi tiểu, glucagon, isoniazid, các dẫn xuất phenothiazin. Somatropin, các thuốc giống giao cảm (ví dụ epiriephrine [adrenaline], salbutamol, terbutaline), hormone tuyến giáp, các estrogen và các progestogen (ví dụ trong thuốc uống tránh thai), chất ức chế protease và các sản phẩm chống loạn thần không điển hình (ví dụ: clozapine và olanzapine).

Thuốc chẹn beta, clonidin, muỗi lithium hoặc rượu Có thể làm tăng hoặc làm suy yếu tác động giảm glucose máu của insulin, Pentamidine có thể gây hạ đường huyết, đôi khi có thể tiếp theo là tăng đường huyết.

Ngoài ra, dưới ảnh hưởng của các sản phẩm giống giao cảm như thuốc chẹn beta, clonidin, Quanethidine và reserpine, các dấu hiệu của điều hòa kháng adrenergic có thể bị giảm hoặc không có.

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai

Không có thông tin hoặc thông tin hạn chế (ít hơn 300 kết cục thai kỳ) từ việc sử dụng insulin glulisine ở phụ nữ có thai.

Nghiên cứu về khả năng sinh sản ở động vật không cho thấy bất kỳ khác biệt nào giữa insulin glulisine và insulin người đối với thai kỳ. Sự phát triển phôi thai bào thai, quá trình sinh nở hay sự phát triển sau sinh.

Nên thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Cần theo dõi kiểm soát đường huyết cần thận.

Điều quan trọng đối với bệnh nhân có tiền sử mắc đái tháo đường hoặc có đái tháo đường thai kỳ là duy trì kiểm soát chuyển hóa tốt trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ Nhu cầu về insulin có thể giảm trong tam cá nguyệt thứ nhất, và thường tăng lên trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Ngay sau khi sinh, nhu cầu insulin giảm nhanh chóng.

Bệnh nhân đái tháo đường phải thông báo cho bác sỹ nếu đang mang thai hoặc có ý định mang thai.

Cho con bú

Không rõ liệu insulin glulisine có bài tiết vào sữa mẹ hay không, nhưng thông thường insulin không vào sữa mẹ và cũng không được hấp thu sau khi trẻ bú sữa.

Người mẹ đang cho con bú có thể cần phải điều chỉnh liều insulin và chế độ ăn.

Khả năng sinh sản

Các nghiên cứu về khả năng sinh sản trên động vật dùng insulin glulisine không cho thấy bất kỳ tác động bất lợi nào trên khả năng sinh sản.

Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc

Khả năng tập trung và phản ứng của bệnh nhân có thể bị giảm sút do hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết hoặc, ví dụ, do suy giảm thị lực. Điều này có thể gây nguy hiểm trong các tình huống mà các khả năng này có tầm quan trọng đặc biệt (ví dụ: lái xe hoặc sử dụng máy móc).

Nên khuyên bệnh nhân thận trọng để tránh tình trạng hạ đường huyết trong khi lái xe Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người giảm hoặc không nhận thức được triệu chứng cảnh báo về hạ đường huyết hoặc có tình trạng hạ đường huyết thường xuyên. Cân nhắc liệu có nên lái xe hay sử dụng máy móc trong những trường hợp này hay không.

Quá liều và cách xử trí

Triệu chứng

Hạ đường huyết có thể xảy ra do hoạt động insulin vượt quá thức ăn đưa vào cơ thể và tiêu thụ năng lượng hoặc cả hai lý do.

Không có dữ liệu cụ thể liên quan đến việc quá liều insulin glulisine. Tuy nhiên, hạ đường huyết có thể phát triển qua các giai đoạn tiếp theo.

Điều trị 

Các cơn hạ đường huyết nhẹ có thể được điều trị bằng ăn uống glucose hay các sản phẩm chứa đường.

Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường luôn nên mang theo đường cỤC, thức ăn ngọt, bánh quy hay nước trái cây ngọt.

Các cơn hạ đường huyết nghiêm trọng, khi mà bệnh nhân trở nên mất thức, CO giật hoặc suy giảm thần kinh có thể được điều trị bằng cách tiêm bắp hay tiêm dưới da glucagon (0,5 mg đến 1 mg) bởi một người đã được hướng dẫn phù hợp, hoặc bằng cách tiêm tĩnh mạch glucose bởi nhân viên y tế. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với glucagon trong vòng 10 đến 15 phút, cũng phải tiêm tĩnh mạch glucose.

Khi bệnh nhân có ý thức trở lại, khuyến cáo nên ăn carbohydrat để ngăn ngừa tái phát.

Sau khi tiêm glucagon, bệnh nhân nên được theo dõi ở bệnh viện để tìm ra nguyên nhân gây hạ đường huyết nặng và ngăn ngừa các dân tương tự.

Hạn dùng và bảo quản Apidra Solostar 100IU/ml

ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN

Bút tiêm Apidra SoloStar chưa sử dụng

Bảo quản trong tủ lạnh (2°C-8°C). Không được để đông lạnh.

Không đạt gần ngăn đá hoặc vì đá trong tủ lạnh.

Giữ nguyên bứt tiềm nạp sản SoloStar trong vỏ hộp để tránh ánh sáng.

Bút tiêm Apidra SoloStar đang sử dụng.

Sau lần sử dụng đầu tiên, bứt tiệm nạp sản có thể bảo quản tối đa 4 tuần ở nhiệt độ không quá 25°C, tránh sức nóng và ánh sáng trực tiếp. Bút tiện đang sử dụng không nên bảo quản trong tủ lạnh.

Sau mỗi lần tiêm, nắp bắt phải được đậy lại vào bút để bảo vệ khỏi ánh sáng.

Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Không dùng Apidra Solostar quá hạn sử dụng được ghi rõ trên hộp và trên nhẫn.

Ngày hết hạn sử dụng là ngày cuối của tháng in trên bao bì.

Nguồn gốc, xuất xứ Apidra Solostar 100IU/ml

Cơ sở sản xuất: Sanofi-Aventis Deutschland GmbH

Industriepark Höchst, D-65926 Frankfurt am Main, Germany.

Dược lực học

Nhóm dược lý-trị liệu: Thuốc được sử dụng trong bệnh đái tháo đường, insulin và các chất tương tự (analog) dạng tiêm, tác dụng nhanh. Mã ATC A10AB06.

Cơ chế tác động

Insulin glulisine là một chất tương tự insulin người (analog) tái tổ hợp có cùng hoạt lực với insulin người regular (thường) Insulin glulisine có khởi phát tác dụng nhanh hơn và thời gian tác dụng ngắn hơn insulin người regular. 

Hoạt tính chính của các insulin và insulin analog, bao gồm insulin glulisine, là kiểm soát chuyển hóa glucose Insulin làm giảm mức glucose máu bằng cách kích thích thú nhận glucose ngoại biên, đặc biệt ở cơ vân và mỡ, và bằng cách ức chế sản xuất glucose ở gan Insulin ức chế sự phân giải lipid trong tế bào mỡ ức chế sự phân giải protein và gia tăng tổng hợp protein.

Các nghiên cứu ở người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân đái tháo đường cho thấy insulin glulisine có khởi phát tác dụng nhanh hơn và thời gian tác dụng ngắn hơn insulin người regular khi được tiêm dưới da.

Khi tiêm dưới da insulin glulisine, hoạt tính làm giảm glucose sẽ bắt đầu trong vòng 10-20 phút. So với tiêm dưới da, người ta nhận thay dùng đường tĩnh mạch có khởi phát tác dụng nhanh hơn, thời gian tác dụng ngắn hơn, và đáp ứng đình nhiều hơn. Hoạt tính làm giảm glucose của insulin glulisine và insulin người regular có hoạt lực ngang nhau khi dùng đường tĩnh mạch.

Một đơn vị insulin glulisine có cùng hoạt tính giảm glucose như là một đơn vị insulin người regular.

Tỷ lệ thuận liều lượng

Trong một nghiên cứu ở 18 bệnh nhân nam mắc đái tháo đường typ 1 từ 21 tuổi đến 50 tuổi, insulin glulisine cho thấy hiệu quả giảm glucose tỷ lệ thuận với liều trong khoảng liều điều trị từ 0,075 đến 0,15 đơn vị/kg. và hiệu quả giảm glucose thấp hơn sự tăng tỷ lệ thuận (của liều) với liều từ 0,3 đơn vị/kg trở lên, giống như insulin người. 

Insulin glulisine cho tác dụng nhanh gần gấp đôi so với insulin người regular, và kết thúc hiệu quả giảm glucose sớm hơn gần 2 giờ so với insulin người regular.

Một nghiên cứu phase ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 đánh giá hồ sơ giảm glucose của insulin gluisine và insulin người regular dùng dưới da ở liều 0,15 đơn vị/kg, tại các thời điểm khác nhau liên quan với bữa ăn tiêu chuẩn trong 15 phút. Dữ liệu cho thấy insulin glulisine tiêm 2 phút trước bữa ăn cho hiệu quả kiểm soát đường huyết sau ăn tương tự với insulin người regular tiêm 30 phút trước bữa ăn. Khi cùng thêm 2 phút trước bữa ăn, insulin glulisine cung cấp hiệu quả kiểm soát (đường huyết) sau ăn tốt hơn insulin người regular. Tiêm insulin glulisine 15 phút sau khi bắt đầu bữa ăn cho hiệu quả kiểm soát đường huyết tương tự Insulin người regular tiêm 2 phút trước ăn (tham khảo hình 1).

Hình 1. Trung bình hiệu quả giảm glucose trong 6 giờ ở 20 bệnh nhân đái tháo đường typ 1.  Insulin glulisine được tiêm 2 phút trước khi bắt đầu bữa ăn (GLULISINE pre) so với insulin người regular được tiêm 30 phút trước khi bắt đầu bữa ăn (REGULAR 30 min) (hình 1A) và so với insulin người regular được tiêm 2 phút trước bữa ăn (REGULAR pre) (hình 1B). Insulin glulisine được tiêm 15 phút sau khi bắt đầu bữa ăn (GLULISINE post) so với insulin người regular được thêm 2 phút trước khi bắt đầu bữa ăn (REGULAR pre) (hình 1). Trên trục x (trục hoành), số 0 (mũi tên) là thời điểm bắt đầu bữa ăn trong 15 phút.

Béo phì

Một nghiên cứu pha I tiến hành với insulin glulisine, lispro và insulin người regular trong dân số béo phì cho thầy insulin glulisine văn duy trì đặc tính tác động nhanh. Trong nghiên cứu này, thời gian đến 20% tổng diện tích dưới đường cong (AUC) và AUC (2 giờ) đại diện cho tác động làm giảm glucose sớm tương ứng là 114 phút và 427 mg/kg đối với insulin glulisine, 121 phút và 354 mg/kg đối với lispro, 150 phút và 197 mg/kg đối với insulin người regular (tham khảo hình 2).

Hình 2 Tỷ lệ truyền glucose (GIR) sau khi tiêm dưới da 0,3 đơn vị/kg insulin glulisine (GLULISINE) hoặc insulin lispro (LISPRO) hoặc insulin người GLULISINE regular (REGULAR) trong dân số béo phì.

Một nghiên cứu pha I khác với insulin glulisine và insulin Lispro ở dân số không mắc đái tháo đường gồm 80 đối tượng cả chỉ số khối cơ thể năm trong một khoảng rộng (18-46 kg/m2) đã chứng minh rằng nhìn chung tác động nhanh vẫn duy trì trong suốt một khoảng rộng chỉ số khối (BMI), trong khí hiệu quả làm giảm glucose toàn phần sẽ giảm khi béo phì tăng.

Trung bình tổng GIR AUC giữa 0-1 giờ là 102 ± 75 mg/kg và 158 ± 100 mg/kg với tương ứng 0,2 và 0,4 đơn vị/kg insulin glulisine, và là 83,1 ± 72,8 mg giờ kg và 112,3 ± 70,8 mg/kg với tương ứng 0,2 và 0,4 đơn vị/kg insulin lispro.

Một nghiên cứu phát trên 18 bệnh nhân béo phì mắc đái tháo đường typ 2 (BMI 35 – 40 kg/m2) với insulin glulisine và insulin lispro [90% CI: 0,81, 0,95 (p=<0.01) cho thấy insulin glulisine kiểm soát hiệu quả các thay đổi glucose máu sau ăn trưa trong ngày.

Hiệu quả và an toàn trên lâm sàng.

Đái tháo đường typ 1 – Người lớn

Một nghiên cứu pha III 26 tuần so sánh insulin glylisine với insulin lispro khi tiêm dưới da một thời gian ngắn (0-15 phút) trước bữa ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 sử dụng insulin glargine làm insulin nền, insulin glulisine tương đương với insulin lispro về kiểm soát đường huyết, thể hiện qua các thay đổi về hemoglobin glycated hóa (biểu hiện là HbA1c tương đương) từ lần khám ban đầu đến lúc kết thúc nghiên cứu. Các giá trị glucose máu tự theo dõi cho kết quả tương đương. Không cần tăng liều insulin nền Với insulin glulisine, ngược lại với insulin lispro.

Một nghiên cứu lâm sàng phase III 12 tuần thực hiện ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 dùng insulin glargine khi điều trị nền cho thấy việc tiêm insulin glulisine ngay sau bữa ăn cho hiệu quả tương đương với tiêm insulin glulisine ngay trước bữa ăn (0-15 phút) hay insulin người regular (30-45 phút).

Trong quần thể can thiệp (per-protocol) của nghiên cứu, nhóm dùng glulisine trước bữa ăn làm giảm GHẾ nhiều hơn rõ rệt so với nhóm dùng insulin người regular.

Đái tháo đường typ 1- Bệnh nhi

Một nghiên cứu pha II 26 tuần so sánh insulin glulisine với insulin lispro khi tiêm dưới da một thời gian ngăn (0-15 phút) trước bữa ăn ở trẻ em (4-5 tuổi: n = 9, 6-7 tuổi: n=32 và 8-11 tuổi: n=149) và trẻ vị thành niên (12-17 tuổi, n=382) mắc đái tháo đường typ 1 sử dụng insulin nền là inlusin glargine hoặc NPH, Insulin giulisine tương đương với insulin lispro về kiểm soát đường huyết thể hiện qua các thay đổi về hemoglobin glycat hóa (GHb biểu hiện là HbA1c tương đương) từ lần khám ban đầu đến lúc kết thúc nghiên cứu qua các giá trị đường huyết tự theo dõi.

Hiện chưa đủ thông tin lâm sàng về sử dụng Apidra ở trẻ em dưới 6 tuổi.

Đái tháo đường typ 2 – Người lớn

Một nghiên cứu lâm sàng 26 tuần pha III theo sau bởi một nghiên cứu an toàn mở rộng 26 tuần được thực hiện để so sánh tiêm dưới da insulin glulisine (0-15 phút trước bữa ăn) với insulin người regular (30-45 phút trước bữa ăn) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 dùng insulin nền là NPH Trung bình chỉ số khỏi cơ thể của bệnh nhân (BMI) là 34,55 kg/m2 Insulin glulisine cho thấy tương đương với insulin người regular trong các thay đổi về hemoglobin glycat hóa (biểu hiện là HbA1c tương đương) từ lần khám ban đầu đến thời điểm 6 tháng (-0,46% đối với insulin glulisine và -0,30% đối với insulin người regular, p=0,0029) và từ lần khám ban đầu đến thời điểm 12 tháng (-0,23% đối Vải insulin glulisine và -0.13% đối với insulin người regular, khác biệt không có ý nghĩa). Trong nghiên cứu này, phần lớn bệnh nhân (79%) đã trộn insulin có tác dụng ngăn Với insulin NPH ngay trước khi tiêm 58% đối tượng bệnh nhân đã sử dụng các thuốc giảm glucose máu dạng Uống tại thời điểm phần ngẫu nhiên và đã được hướng dẫn để dùng tiếp với liều như cũ.

Chủng tộc và giới tính

Trong các nghiên cứu có kiểm soát ở người lớn, insulin glulisine không cho thấy khác biệt về an toàn và hiệu quả trong các phân tích dưới nhóm dựa trên chúng tộc và giới tính

Dược động học

Ở insulin glulisine, sự thay đổi acid amin asparagine tại vị trí B3 của insulin người thành lysine và lysine tại vị trí B29 thành acid glutamic giúp hấp thu nhanh.

Trong một nghiên cứu Với 18 bệnh nhân nam mắc đái tháo đường typ 1, từ 21 tuổi đến 50 tuổi, insulin glulisine cho thấy tỷ lệ thuận với liều về phơi nhiễm sớm, tối đa và tổng cộng ở khoảng liều 0,075-0,4 đơn vị/kg.

Hấp thu và sinh khả dụng

Hồ Sơ được động học ở người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân đái tháo đường (typ 1 hoặc 2) cho thay insulin glulisine hấp thu nhanh gần gấp đôi với nồng độ đỉnh cao hơn gân gấp 2 lần so với insulin người regular.

Trong một nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường typ 1 sau khi tiêm dưới da 0,15 đơn vị/kg. Đối với insulin glulisine Tmax là 55 phút và Cmax là 82 ± 1,3 μ đơn vị/ml, so Tmax với 82 phút và Cmax 46 ± 1,3 μ đơn vị/ml đối với insulin người regular. Trung bình thời gian lưu trú của insulin glulisine ngắn hơn (98 phút) so với insulin người regular (161 phút) (tham khảo hình 3).

Hình 3 Hồ sơ được động học của insulin glulisine và insulin người regular ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 sau liều 0,15 đơn vị/kg.

Trong một nghiên cứu ở những bệnh nhân đái tháo đường typ 2 sau khi dùng dưới da 0,2 đơn vị/kg insulin glulisine, Cmax là 91 μ đơn v/ml với khoảng tứ phân vị từ 78 đến 104 μ đơn vị/ml. Hồ sơ nồng độ – thời gian giống nhau khi tiêm dưới da insulin glulisine vào bụng, CƠ delta và đùi, Với sự hấp thụ hơi nhanh hơn khi tiêm vào bụng so với đùi Sự hấp thu ở các vị trí cơ delta nằm ở mức giữa (tham khảo mục Cách dùng, liều dùng). Sinh khả dụng tuyệt đối (70%) của insulin glulisine giống nhau giữa các vị trí tiêm và khả năng cao động trong mỗi cá thể thấp (11% CV) Tiêm phóng tĩnh mạch insulin glulisine dẫn đến chỉ số phơi nhiễm toàn thân cao hơn so với tiêm dưới da, với Cmax cao hơn gần 40 lần.

Béo phì

Một nghiên cứu pha 1 khác, với insulin glulisine và insulin lispro ở dân số không mắc đái tháo đường với 80 đối tượng nghiên cứu có khoảng dao động rộng về chỉ số khối (18-46 kg/m2) đã cho thấy sự hấp thu nhanh và phơi nhiễm tổng cộng nhìn chung được duy trì xuyên suốt khoảng rộng chỉ số khối.

Thời gian tới 10% phơi nhiễm INS tổng cộng đạt được sớm hơn gần 5-6 phút với insulin glulisine.

Phân bố và thải trừ

Sự phân bố và thải trừ của insulin glulisine và Insulin người regular ở người sau khi dùng tĩnh mạch là tương tự nhau với thể tích phân bố 13 L và 22 L, và thời gian bán hủy là 13 phút và 18 phút tương ứng.

Sau khi tiêm dưới da, insulin glulisine được đào thải nhanh chóng hơn insulin người regular. Với thời gian bán hủy thấy được là 42 phút so với 86 phút. Trong một phân tích nghiên cứu cắt ngang của insulin glulisine ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2, thời gian bán hủy thấy được nằm trong khoảng từ 30 đến 75 phút (khoảng tử phân vị).

Insulin glulisine cho thấy ít gắn kết với protein huyết tương, tương tự như insulin người.

Các nhóm dân số đặc biệt

Suy thận

Trong một nghiên cứu lâm sàng trên đối tượng không mắc đái tháo đường có chức năng thận nằm trong khoảng rộng (CrCl >80 m/phút, 30-50 ml/phút, <30 ml/phút), các đặc tính tác dụng nhanh của insulin glulisine nhìn chung được duy trì. Tuy nhiên, nhu cầu về insulin có thể giảm khi bệnh nhân bị suy thận.

Suy gan

Đặc tính dược động học chưa được nghiên cứu ở bệnh nhân suy gan.

Người lớn tuổi

Có rất ít dữ liệu dược động học đối với bệnh nhân lớn tuổi mắc đái tháo đường.

Trẻ em và trẻ vị thành niên

Đặc tính dược động học và dược lực học của insulin glulisine được nghiên cứu ở trẻ em (7-11 tuổi) và trẻ vị thành niên (12-16 tuổi) mắc đái tháo đường typ 1. Insulin glulisine được hấp thu nhanh ở cả hai nhóm, với Tmax và Cmax tương tự người trưởng thành (tham khảo mục Liều dùng. Cách dùng).

Khi tiêm thuốc ngay trước bữa ăn thử, insulin glulisine kiểm soát đường huyết sau ăn tốt hơn insulin người regular, tương tự người trưởng thành (xem mục Đặc tính dược lực học). Thay đổi glucose (AUC0-6h) là 641mg.h.dl1 đối với insulin glulisine và 801 mg.h.dl1 đối với insulin người regular.

TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT VÀ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Hãy luôn mang theo bên mình những thủ sau:

• Thực phẩm chứa đường, ví dụ những viên đường dextrose hoặc đồ uống có đường (tối thiểu 20 gram)

• Thẻ thông tin để những người khác biệt bạn có bệnh đái tháo đường

TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT (nồng độ đường trong máu cao)

Nếu đường huyết của bạn quá cao (tăng đường huyết), có thể bạn đã không tiêm đủ insulin.

Các lý do có thể xảy ra tăng đường huyết:

Ví dụ:

• Bạn đã không tiêm insulin được chỉ định hoặc không tiêm đủ

• Thuốc của bạn trở nên kém hiệu quả – ví dụ do bảo quản không đúng cách

• Bạn ít tập thể dục hơn thường lệ

• Bạn đang bị stress – ví dụ đau buồn, phấn khích.

• Bạn bị chấn thương, phải trải qua phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc sốt

• Bạn đã hoặc đang dùng một số loại thuốc khác (xem mục “Tương tác, tương kỵ của thuốc”)

Các triệu chứng cảnh báo tăng đường huyết

Khát nước, tăng nhu cầu đi tiêu, mệt, da khô, mặt đỏ, chán ăn, hạ huyết áp, tim đập nhanh, xét nghiệm nước tiểu có glucose và thể ceton. Đau dạ dày, thở nhanh và sâu, buồn ngủ hoặc bất tỉnh (mất tri giác). Có thể là những dấu hiệu của một tình trạng trầm trọng (nhiễm toan ceton) do thiếu insulin.

Cần làm gì khi bạn bị tăng đường huyết ?

Hãy đo đường huyết của bạn và xét nghiệm tìm thể ceton trong nước tiểu ngay khi xảy ra bất kỳ dấu hiệu nào ở trên. Tình trạng tăng đường huyết nặng hoặc nhiễm toan ceton luôn cần sự điều trị của bác sỹ, thường là trong bệnh viện.

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT (nồng độ đường trong máu thấp)

Nếu đường huyết của bạn giảm quá thấp, bạn có thể trở nên mất ý thức. Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây cơn đau tim hoặc tổn thương não và có thể đe dọa tính mạng. Bạn nên học cách phân biệt các dấu hiệu khi đường huyết giảm quá thấp – như vậy bạn mới có thể xử trí hợp lý.

Các lý do có thể xảy ra hạ đường huyết:

Ví dụ:

• Bạn tiêm quá nhiều insulin.

• Bạn bỏ bữa hoặc dùng bữa muộn. 

• Bạn ăn không đủ, hoặc ăn các thức ăn chứa ít carbohydrat hơn bình thường (đường và các chất tương tự đường được gọi là carbohydrat, tuy nhiên, chất tạo ngọt nhân tạo KHÔNG phải là carbohydrat).

• Bạn bị mất carbohydrat do nôn hoặc tiêu chảy

• Bạn uống rượu – đặc biệt khi không ăn nhiều

• Bạn tập thể dục nhiều hơn thường lệ hoặc chuyển sang một dạng hoạt động thể lực khác

• Bạn đang hồi phục sau chấn thương, phẫu thuật hoặc một stress khác

• Bạn đang hồi phục sau một căn bệnh hoặc cơn sốt

• Bạn đang dùng hoặc vừa ngưng dùng một số thuốc khác (xem mục “Tương tác, tượng kỵ của thuốc”)

Hạ đường huyết cũng có nhiều khả năng xảy ra nếu:

• Bạn vừa mới bắt đầu điều trị insulin hoặc thay đổi sang một chế phẩm insulin khác.

• Đường huyết của bạn ở mức gần như bình thường hoặc không ổn định

• Bạn thay đổi vùng da tiêm insulin – ví dụ từ vùng đùi chuyển sang vùng cánh tay

• Bạn có bệnh gan hoặc thận nặng, hoặc một số bệnh khác như nhược giáp

Các triệu chứng cảnh báo hạ đường huyết

Đối với cơ thể: những vị dụ về dấu hiệu cho thấy đường huyết của bạn đang giảm quá nhiều hoặc quả nhanh gồm cả vã mồ hôi, da ẩm ướt, lo lắng, tim đập nhanh, tăng huyết áp, đánh trống ngực và loạn nhịp tim. Những dấu hiệu này thường xảy ra trước khi có triệu chứng cho thấy nồng độ đường giảm thấp ở não.

Đối với não: triệu chứng cho thấy nồng độ đường giảm thấp ở não gồm có: nhức đầu, cảm giác đói cồn cào, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, bứt rứt, rối loạn giấc ngủ, ta gây gổ, khó tập trung, chậm phản ứng, trầm uất, lơ mơ, nói khó (đôi khi mất hẳn tiếng nói), rối loạn thị giác, run, yêu liệt, cảm giác châm chích, tê rần hoặc cảm giác kim châm ở vùng miệng, hoa mắt, mất kiềm chế, không thể tự chăm sóc bản thân, co giật, mất tri giác.

Những triệu chứng đầu tiên cảnh báo hạ đường huyết (« triệu chứng cảnh báo » Có thể thay đổi, ít rõ ràng hơn hoặc hoàn toàn không có nếu bạn:

• Là người cao tuổi

• Bị bệnh đái tháo đường đã lâu

• Có một số bệnh lý thần kinh do đái tháo đường (gọi là “bệnh lý thần kinh tự chủ do đái tháo đường”).

• Gần đây có hạ đường huyết (ví dụ: ngày hôm trước), hoặc nếu hạ đường huyết phát triển từ từ

• Đường huyết của bạn gần mức bình thường hoặc ít nhất là được cải thiện đáng kể gần đây

• Đã hoặc đang dùng một số thuốc khác (xem mục “Tương tác, tương kỵ của thuốc”)

Trong những trường hợp đó, bạn có thể bị hạ đường huyết nặng (và thậm chí bị bất tỉnh) trước khi bạn kịp ý thức được vấn đề đang xảy ra. Hãy làm quen với những triệu chứng cảnh báo của riêng bạn. Nếu cần, kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn có thể giúp bạn nhận ra những cơn hạ đường huyết nhẹ mà có thể bị bỏ qua. Nếu bạn thấy khó nhận biết các triệu chứng cảnh báo của mình, nên tránh những tình huống (ví dụ lái xe) mà bạn có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác vì hạ đường huyết

Cần phải làm gì khi hạ đường huyết?

1. Không được tiêm insulin. Dùng ngay 15-20 gram đường, ví dụ glucose, đường viên hoặc nước ngọt. Lưu ý, các chất tạo ngọt nhân tạo và thực phẩm có chứa chất tạo ngọt nhân tạo (như thức uống dành cho người ăn kiêng không giúp điều trị hạ đường huyết.

2. Sau đó bạn có thể ăn một món gì đó (ví dụ: bánh mì hoặc mì Ý) để tăng mức đường huyết của bạn suốt một thời gian dài hơn. Bác sỹ hoặc điều dưỡng nên thảo luận điều này trước với bạn.

3. Nếu tình trạng hạ đường huyết tải dien, dùng tiếp 15 đến 20 gram đường.

4. Báo ngay cho bác sỹ biệt nếu bạn không thể kiểm soát được tình trạng hạ đường huyết hoặc nếu tình trạng này tái diễn.

Người khác nên làm gì khi bạn bị hạ đường huyết ?

Hãy nói với người nhà, bạn bè và đồng nghiệp gần gũi của bạn điều sau:

Nếu bạn không thể nuốt hoặc nếu bạn bất tỉnh (mất tri giác), bạn sẽ cần một mũi tiêm glucose hoặc glucagon (một thuốc làm tăng lượng đường trong máu). Những mũi tiêm này cần được thực hiện ngay cả khi không biết chắc bạn có bị hạ đường huyết hay không.

Nên xét nghiệm đường huyết ngay sau khi dùng glucose để kiểm tra xem bạn có thật sự bị hạ đường huyết không.


Đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chưa có đánh giá nào.

Cam kết 100%
Cam kết 100%
Giao nhanh 2h
Giao nhanh 2h
Mộc Hoa Trà
Mộc Hoa Trà
MyPill
MyPill
error: Nội dung đã được đăng ký bản quyền thuộc về Nhà thuốc Bạch Mai !
Mua theo đơn 0822.555.240 Messenger Chat Zalo