Xem thêm
Thuốc bổ mắt. Giúp hỗ trợ tăng cường các chức năng của mắt.
Cách dùng – liều dùng của PM Eye Tonic
Dùng 1-2 viên mỗi ngày trong hoặc sau khi ăn, hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Không dùng PM Eye Tonic trong trường hợp sau
Queitoz-50
Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Queitoz-50 được chỉ định điều...
175.000₫
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng PM Eye Tonic
Nếu sử dụng Vitamin ở mức lớn hơn 3000mcg retinol (10000IU), Vitamin A có thể gây ra các khuyết tật trên trẻ sơ sinh. Nếu bạn đang có thai, hoặc có kế hoạch có thai, cần phải xin ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng Vitamin A. Liều khuyến nghị dinh dưỡng hàng ngày của vitamin A từ tất cả các nguồn là 900mcg retinol đối với nam giới, và 700mcg retinol đối với nữ giới, nhưng không vượt quá 3000mcg retinol (tương đương với 10,000IU vitamin A).
Nếu triệu chứng không giảm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Các Vitamin chỉ có tác dụng bổ trợ khi vitamin đưa vào qua chế độ ăn uống không đủ.
Gồm: Dầu đậu phộng (một phần của tá dược).
Thông báo cho bác sỹ nếu có phản ứng phụ xảy ra khi dùng thuốc. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến của bác sỹ
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Không nên dùng trong thời kỳ này trừ phi có chỉ định của bác sỹ.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng tới việc lái xe và vận hành máy móc.
Hạn dùng và bảo quản PM Eye Tonic
Hạn dùng 3 năm kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C ở nơi khô ráo, xa hơi nóng và ánh sáng mặt trời. Phòng chống ẩm.
Nguồn gốc, xuất xứ PM Eye Tonic
Nhà sở hữu giấy phép lưu hành tại Úc:
PharmaMetics Products A Division of Max Biocare Pty Ltd
Level 28, 303 Collins Street, Melbourne VIC 3000 AUSTRALIA
Nhà sản xuất:
Sphere Healthcare Pty Ltd.
10-12 Church Road, Moorebank NSW 2170 Australia.
Dược lực học
Quả việt quất (Bilberry):
Quả việt quất có chứa hợp chất chính là các anthocyanidins. Tác dụng chính của anthocyanidins là bảo vệ tế bào và mổ khỏi các tác hại của oxy hóa nhờ việc loại khỏi tế bào các gốc oxy phản ứng để ngăn ngừa sự tích lũy của chúng.
Chúng chủ yếu bảo vệ tế bào biểu mô ở mắt và da, tế bào nội mạc thành mạch và tế bào hạch võng mạc. Chúng cũng hỗ trợ các chất chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể ở mắt nhờ điều hòa tăng NF-KB và enzyme heme-oxygenase-1 (HO-1) và Glutathione S-transferase-pi trong tế bào biểu mô sắc tố của võng mạc.
Chúng còn chống lại sự tổn hại của các phản ứng viêm đối với các tế bào cảm nhận ánh sáng (gồm cả rhodopsin) trong mắt nhờ điều hòa và ngăn chặn sự kích hoạt gây thương tổn của STAT3 và IL-6 bởi các yếu tố tiền viêm.
Dầu cá – acid Docosahexaenoic (DHA) & acid Eicosapentanoic (EPA):
Acid béo Omega-3 DHA và EPA là hai thành phần thiết yếu của màng tế bào cần thiết cho cấu trúc và hoạt động chức năng bình thường của tế bào. Chúng đặc biệt quan trọng đối với chức năng của tế bào võng mạc trong mắt và tế bào thần kinh hạch kết nối mắt với nào, hình thành hệ thị giác. Không có DHA và EPA có thể ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của màng tế bào và có thể làm giảm hoạt động chức năng toàn diện của các mô.
Cả hai loại acid béo omega-3 này cũng hoạt động như là các tiền chất của eicosanoid, hợp chất cần để điều hòa và kiểm soát phản ứng viêm. DHA và EPA cạnh tranh với acid arachidonic và tạo thành prostaglandin để ức chế và ngăn ngừa phản ứng viêm quá mức có thể tổn hại tới các mô.
Thiamine Hydrochloride (Vitamin B1):
Vai trò chính của vitamin B1 ngay khi được chuyển hóa thành pyrophosphate trong cơ thể là hoạt động như một coenzyme để giúp chuyển hóa carbohydrate thông qua quá trình khử nhóm cac-bô-xin của acid pyruvic và alpha-ketoacid để hình thành acetaldehyde. Nó cũng được sử dụng để dị hóa đường và acid amin. Các quá trình này rất quan trọng đối với tất cả các tế bào, mô và hệ thống để hoạt động chức năng, nhưng đặc biệt là các hệ có nhu cầu năng lượng cao hoặc chuyển hóa cao như là võng mạc và hệ thần kinh.
Riboflavin (Vitamin B2):
Vitamin B2 là thành phần trung tâm của tất cả các flavoprotein trong cơ thể. Nó được chuyển hóa để tạo thành lavin mononucleotide (FMN) và tlavin adenine dinucleotide (FAD), là các đồng yếu tố cho nhiều loại enzyme Oxy hóa khác nhau và còn lại gắn kết với các enzyme trong các phản ứng oxy hóa khử. Điều này làm cho vitamin B2 cần thiết cho hàng loạt các quá trình khác nhau của tế bào gồm cả vai trò sống còn trong chuyển hóa năng lượng (từ chất béo, carbohydrate và protein).
Các quá trình này bao gồm sự chuyển hóa của retinol (Vitamin A) thành acid retinoic. Chức năng của tế bào bình thường phụ thuộc vào việc cung cấp riboflavin liên tục.
Retiny Palmirate (Vitamin A):
Vai trò chủ yếu của vitamin A là ở võng mạc. Trong sự hình thành của võng mạc, Vitamin A kết hợp với protein opsin để tạo thành rhodopsin, một phân tử hấp thụ ánh sáng cần thiết để chuyển các dẫn truyền thần kinh của ánh sáng thành hình ảnh. Nó cần thiết cho khả năng nhìn trong ánh sáng yêu và màu sắc.
Vai trò thứ yếu là ở dạng acid retinoic nó cần cho sự sao chép và biểu hiện gien và duy trì cấu trúc, chức năng của lẻ bào biểu mô. Các tế bào biểu mô võng mạc cân acid retinoie để phát triển. Bên cạnh đó vitamin A có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ mô và tế bào khỏi các tổn hại của gốc tự do.
Dược động học
Quả việt quất (Bilberry):
Quả việt quất có chứa hợp chất chính là anthocyanidins. Trong hệ tiêu hóa, chúng được hấp thu chủ yếu ở dạ dày qua thành dạ dày. Chỉ một lượng nhỏ được hấp thu ở ruột non. Sự hấp thu diễn ra rất nhanh và hiệu quả và được kiểm soát bởi các chất vận chuyển màng cần thiết để kiểm soát nồng độ anthocyanidin và ngăn ngừa sự hấp thu quá mức.
Ngay khi được hấp thu, anthocyanidin không tồn tại lâu trong huyết tương mà nhanh chóng được hấp thu bởi các mô, nhiều nhất là thận, biểu mô (da và mắt), nội mạc (mạch máu) và một phần nhỏ hơn tới gan. Phần lớn được đào thải qua nước tiêu và mật trong vòng nhiều giờ sau khi tiêu hóa.
Dầu cá – acid Docosahexaenoic (DHA) & acid Eicosapentanoic (EPA):
Trong hệ tiêu hóa chúng được thủy phân nhờ sự trợ giúp của mật và sau đó được hấp thu bởi ruột non và vận chuyển vào máu qua các hạt nhũ trấn (chylomicron). Trong cơ thể chúng được hợp nhất vào màng tế bào là một thành phần thiết yếu cùng với phospholipid huyết tương.
Chúng là thành phần thiết yếu của tất cả các màng tế bào nhưng tích lũy với nồng độ cao hơn ở võng mạc, não, biểu mô và hồng cầu. DHA và EPA không đào thải trực tiếp khỏi cơ thể mà chúng được chuyển hóa thành dạng acid béo omega-3 khác hoặc các hợp chất như là eicosanoid. Nếu được chuyển hóa thành acid alpha-linoleic thì nó có thể được dự trữ ở mô mỡ hoặc chuyển thành năng lượng.
Thiamine Hydrochloride (Vitamin B1):
Vitamin B1 là một vitamin tan trong nước được hấp thu chủ yếu ở tá tràng nhờ cả hai cơ chế là khuếch tán thụ động và vận chuyển chủ động. Vitamin B1 chủ yếu lưu thông trong máu nhờ gắn với hồng cầu và được chuyển hóa ở gan. Nó kết hợp với ATP để tạo thành pyrophosphate. Nó được phân phối rộng khắp tới tất cả các mô trong cơ thể tích lũy chủ yếu ở não, thận, gan và tim. Nó cũng được đưa tới biểu mô võng mạc ở mặt.
Khi cung cấp quá mức, các mô dự trữ có thể tăng tạm thời để thích ứng với lượng vitamin B1 vượt quá, nhưng trước hết nó vẫn được sử dụng hoặc đào thải qua thận. Vitamin B1 có thể được đào thải hết sau 3 tuần hoàn toàn không có mặt trong chế độ ăn.
Riboflavin (Vitamin B2):
Vitamin B2 là một vitamin tan trong nước hấp thu chủ yếu ở tá tràng qua cơ chế khuếch tán thụ động. Sự hấp thu tăng lên khi có mặt thức ăn. Vitamin B2 được chuyển hóa thành một số coenzyme khác (flavoprotein) chủ yếu xảy ra ở gan, nhưng có thể được chuyển hóa ở bất kỳ tế bào nào.
Nó được phân phối rộng khắp đến mỗi tế bào trong cơ thể và có thể tồn tại ở dạng vitamin B2 tự do hoặc dạng chuyển hóa flavin của nó trong võng mạc. Chỉ một lượng nhỏ được dự trữ trong tế bào, lượng quá mức được đào thải qua nước tiểu.
Retinyl Palmitate (Vitamin A):
Vitamin A là một vitamin tan trong dầu được thủy phân ở đường tiêu hóa với sự trợ giúp của mặt trước khi trở thành dạng được hấp thu bởi ruột non. Vitamin A sau đó được vận chuyển đến gan thông qua các hạt nhũ trấp (chylomicron) nó được chuyển hóa và dự trữ ở đó. Khi được yêu cầu, vitamin A (ở dạng retinol) được vận chuyển vào máu nhờ sự trợ giúp của chất mang protein gắn kết retinol (RBP).
Các mô sau đó có thể tiếp nhận vitamin A khi cần thiết. Trong các tế bào, retinol có thể được chuyển hóa thành acid retinoic nếu cần thiết. Phần lớn Vitamin A được dự trữ ở gan dưới dạng retinyl ester. Thận kiểm soát sự đào thải của retinol mà được thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
Chưa có đánh giá nào.