Vitamin K1

39 đã xem

Giá liên hệ/Hộp

Công dụng

Bổ sung Vitamin K1

Đối tượng sử dụng Trẻ sơ sinh trở lên
Mang thai & Cho con bú Không được dùng
Cách dùng Tiêm bắp
Hoạt chất
Danh mục Vitamin & khoáng chất
Thuốc kê đơn
Xuất xứ Việt Nam
Quy cách Hộp 10 ống x 1 ml
Dạng bào chế Dung dịch tiêm
Thương hiệu Danapha
Mã SKU SP01915
Hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Số đăng ký VD-4631-08

Thuốc Vitamin K1 của Danapha, thành phần chính là Vitamin K1. Vitamin K1 là thuốc điều trị dự phòng xuất huyết cho trẻ sơ sinh; Điều trị xuất huyết ở trẻ sơ sinh.

Sản phẩm đang được chú ý, có 6 người thêm vào giỏ hàng & 20 người đang xem

Nhà thuốc Bạch Mai cam kết

  • 100% sản phẩm chính hãng
  • Đổi trả hàng trong 30 ngày
  • Xem hàng tại nhà, thanh toán

Vitamin K1 là thuốc gì ?

Thuốc Vitamin K1 của Danapha, thành phần chính là Vitamin K1. Vitamin K1 là thuốc điều trị dự phòng xuất huyết cho trẻ sơ sinh; Điều trị xuất huyết ở trẻ sơ sinh.

Thành phần của thuốc Vitamin K1

THÀNH PHẦN-HÀM LƯỢNG: Cho 1 ống 1 ml

Vitamin K1 ……………. .1 mg

Tá dược (Tween 80, PEG 400, propylen glycol, poloxamer 188, natri acetat khan, acid acetic băng, natri metabisulfit, nước cất pha tiêm) vừa đủ …..1 ml

DẠNG BÀO CHẾ: Dung dịch tiêm – Dung dịch trong, màu vàng nhạt.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Thuốc đóng trong ống tiêm 1 ml, hộp 10 ống, có kèm tờ hướng dẫn sử dụng.

Công dụng của thuốc Vitamin K1

Xem thêm

– Dự phòng xuất huyết cho trẻ sơ sinh.

– Điều trị xuất huyết ở trẻ sơ sinh.

Cách dùng – liều dùng của thuốc Vitamin K1

Cách dùng: Tiêm bắp.

Liều dùng

– Dự phòng xuất huyết cho trẻ sơ sinh: Tiêm bắp liều duy nhất 0,5 – 1 mg vitamin K1 cho trẻ sơ sinh trong vòng 1 giờ sau khi sinh.

– Điều trị xuất huyết ở trẻ sơ sinh: Tiêm bắp 1 mg, liều cao hơn có thể cần nếu mẹ đã được uống thuốc chống đông máu.

Không dùng thuốc Vitamin K1 trong trường hợp sau

Zodalan
Zodalan là thuốc gì ? Thuốc Zodalan của Danapha, thành phần chính là...
0

Người bệnh quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Vitamin K1

CÁC DẤU HIỆU CẦN LƯU Ý VÀ KHUYẾN CÁO

– Không được dùng thuốc quá hạn ghi trên bao bì, hoặc thuốc có nghi ngờ về chất lượng như tủa, vật lạ, cặn bẩn, xơ bông…

– Nếu cần thêm thông tin, hãy hỏi ý kiến Bác sĩ hoặc Dược sĩ.

Thuốc này chỉ dùng theo đơn của Bác sĩ 

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Để thuốc xa tầm tay trẻ em

Thông báo ngay cho Bác sĩ hoặc Dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

– Khi sử dụng, đảm bảo dung dịch đựng trong ống tiêm phải trong, nếu bảo quản không đúng, có thể có hiện tượng tủa, tách lớp thì không sử dụng ống tiêm này.

– Vitamin K1 không phải thuốc giải độc đặc hiệu của heparin.

– Thuốc có chứa propylen glycol nên có thể gây phản ứng tương tự hội chứng cai rượu.

– Thuốc có chứa natri metabisulfit nên có thể gây phản ứng dị ứng và co thắt phế quản.

– Khi vitamin K dùng trong trường hợp giảm prothrombin do thuốc chống đông, nếu dự định tiếp tục điều trị bằng thuốc chống đông máu, liều vitamin K nên dùng thấp nhất có thể và kiểm tra thời gian prothrom bin thường xuyên.

– Nguy cơ huyết khối: Vitamin K1 ức chế hiệu quả của thuốc chống đông coumarin, do đó làm tăng nguy cơ huyết khối.

– Không nên lặp lại liều lớn của vitamin K ở bệnh nhân suy gan khi liều ban đầu không đáp ứng.

– Theo dõi cần thận tỉ lệ INR sau khi tiêm vitamin K1 ở bệnh nhân suy gan nặng, nên ngưng sử dụng nếu không có hiệu quả đáng kể sau 1 – 2 ngày sử dụng.

Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Vitamin K1

– Đã có báo cáo tử vong sau khi tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp.

– Các trường hợp chóng mặt, mạch nhanh và yếu, đổ mồ hôi, hạ huyết áp, khó thở và xanh tím đã được báo cáo.

– Đau, sưng tấy tại chỗ tiêm có thể xảy ra.

– Phản ứng phản vệ cần được lưu ý.

– Hiếm khi có ban đỏ, cứng, ngứa từng mảng sau khi tiêm lặp lại. Hiếm khi tiến triển thành tổn thương như xơ cứng bì.

– Tăng bilirubin máu đã được báo cáo ở trẻ sơ sinh sau khi dùng phytonadion, tuy nhiên ít xảy ra và chỉ xuất hiện khi dùng liều cao hơn liều khuyến cáo. Thông báo ngay cho Bác sĩ các tác dụng không mong muốn mà bạn gặp phải khi dùng thuốc.

Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác

– Dicumarol và các dẫn chất có tác dụng đối kháng với vitamin K. Các chất chống đông có thể giảm hoặc mất tác dụng khi dùng với vitamin K1. Do đó, có thể dùng vitamin K1 làm chất giải độc khi bị quá liều.

Aspirin và các salicylat khác cũng làm giảm tác dụng của vitamin K, bằng cách ức chế hệ thống carboxylase reductase.

– Cephalosporin với nhóm N-methylthiotetrazol làm ức chế enzym vitamin K epoxid reductase, một enzym làm giảm vitamin K1, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của vitamin K1.

– Sử dụng đồng thời với thuốc chống co giật có thể làm giảm tác dụng của vitamin K1. Thuốc chống co giật như phenobarbital và phenytoin cũng như thuốc chống lao isoniazid và rifampicin có thể gây ra chứng xuất huyết do thiếu hụt vitamin K1 ở trẻ sơ sinh có mẹ đã dùng các thuốc này trong suốt thai kỳ. Cơ chế chính xác chưa rõ.

– Vitamin K1 ức chế tác dụng điều trị của thuốc chống đông máu coumarin, do đó có nguy cơ huyết khối.

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Dạng bào chế chỉ định cho đối tượng trẻ sơ sinh, không dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc

Dạng bào chế chỉ định cho đối tượng trẻ sơ sinh, không dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.

Quá liều và cách xử trí

Quá liều của vitamin Kì chưa được biết đến. Việc dùng thuốc chống đông trở lại có thể bị ảnh hưởng. Điều trị do nghi ngờ quá liều gồm các biện pháp hỗ trợ chung.

Hạn dùng và bảo quản Vitamin K1

ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN: Nơi khô thoáng, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 300.

HẠN DÙNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nguồn gốc, xuất xứ Vitamin K1

Thuốc được sản xuất tại: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA

253 Dũng Sĩ Thanh Khê – Quận Thanh Khê – TP. Đà Nẵng

Dược lực học

Vitamin K là một thành phần quan trọng của hệ enzym gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu như prothrombin (yếu tố II), các yếu tố VII, IX và X, và các protein C và protein S. Khi điều trị bằng thuốc chống đông kiểu coumarin, vitamin K bị đẩy ra khỏi hệ enzym này, làm giảm sự sản xuất các yếu tố đông máu. Vì đây là kiểu thay thế cạnh tranh nên nồng độ cao vitamin K có thể hồi phục lại sự sản sinh ra các yếu tố đông máu. Do đó, vitamin K là một thuốc giải độc khi dùng quá liều warfarin hoặc các thuốc chống đông kiểu coumarin.

Bình thường vi khuẩn ruột tổng hợp đủ vitamin K1. Khi bị tắc mật, vitamin K không được hấp thu tốt, do đó nồng độ các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K sẽ giảm (các yếu tố II, VII, IX và X) nên gây ra xuất huyết.

Dược động học

Vitamin K1 dễ hấp thu khi tiêm bắp, sau khi hấp thu, thuốc tập trung chủ yếu ở gan nhưng nồng độ thuốc suy giảm nhanh. Lượng rất ít tích lũy ở mô. Sự chuyển hóa của vitamin K ít được biết đến, hầu như không có vitamin K chưa được chuyển hóa xuất hiện trong nước tiểu và mật. Ở người bình thường, vitamin K hầu như không có hoạt động dược lý. Ở người thiếu vitamin K1 hoạt động của vitamin K có liên quan đến việc thúc đẩy gan tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K.

Khi tiêm tĩnh mạch, xuất huyết được kiểm soát trong khoảng 3 – 6 giờ. Mức prothrombin bình thường đạt được sau 12 – 14 giờ.

Trong dự phòng và điều trị xuất huyết ở trẻ sơ sinh, vitamin K đã được chứng minh có độ an toàn cao hơn những thuốc tương tự vitamin K tan trong nước.


Đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chưa có đánh giá nào.

Cam kết 100%
Cam kết 100%
Giao nhanh 2h
Giao nhanh 2h
Mộc Hoa Trà
Mộc Hoa Trà
MyPill
MyPill
error: Nội dung đã được đăng ký bản quyền thuộc về Nhà thuốc Bạch Mai !
Mua theo đơn 0822.555.240 Messenger Chat Zalo