Xem thêm
– Điều trị loét dạ dày – tá tràng lành tính.
– Phòng và điều trị loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.
– Phòng và điều trị loét do stress.
– Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nặng (viêm thực quản trợt xước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi).
– Điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng nặng sau khi điều trị bằng nội soi (đề phòng xuất huyết tái phát).
– Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.
Cách dùng – liều dùng của thuốc Zuzafox 40
Theo chỉ dẫn của bác sỹ, dược sỹ hoặc theo liều sau:
Liều dùng:
Liều dùng cho bệnh nhân trên 18 tuổi:
– Điều trị loét dạ dày – tá tràng có Helicobacter pylori: Esomeprazol là một thành phần trong chế độ điều trị cùng với kháng sinh, ví dụ phác đồ 3 thuốc (cùng với amoxicilin và clarithromycin). Mỗi ngày một lần, một viên trong 10 ngày. (amoxicilin mỗi lần 1,0 g, ngày 2 lần và clarithromycin mỗi lần 500 mg, ngày 2 lần trong 7 hay 10 ngày).
– Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nặng có viêm trợt thực quản: Uống mỗi ngày một lần 1 viên trong 4 – 8 tuần, có thể uống thêm 4 – 8 tuần nữa nếu vẫn còn triệu chứng hoặc biểu hiện của viêm qua nội soi.
– Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Liều khởi đầu khuyến cáo của Esomeprazol là 1 viên, 1 lần/ ngày. Sau đó điều chỉnh liều theo đáp ứng của từng bệnh nhân và tiếp tục điều trị khi còn chỉ định về mặt lâm sàng. Khi triệu chứng đã kiểm soát được, có thể dùng phẫu thuật để cắt u. Nếu không cắt bỏ u được hoàn toàn, phải dùng thuốc lâu dài.
Người tổn thương chức năng thận: Không cần phải giảm liều ở người tổn thương chức năng thận.
Người tổn thương chức năng gan: Không cần phải giảm liều ở người tổn thương chức năng gan mức độ từ nhẹ đến trung bình. Ở bệnh nhân suy gan nặng, không nên dùng quá liều tối đa 20 mg esomeprazol.
Trẻ dưới 18 tuổi: Không dùng thuốc cho trẻ dưới 18 tuổi, vì chưa có dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả.
Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi.
Cách dùng:
Esomeprazol không ổn định trong môi trường dạ dày nên phải bào chế dưới dạng viên nang cứng bên trong có chứa pellet bao phum tan trong ruột để thuốc không bị phá hủy ở dạ dày và tăng khả năng phân tán khi uống thuốc. Phải nuốt cả viên thuốc, không được nghiền nhỏ hoặc nhai.
– Người bệnh khó nuốt có thể mở viên nang, đổ từ từ các hạt bên trong nang vào một thìa canh nước đun sôi để nguội, nước táo, nước cam và nuốt ngay lập tức.
– Uống thuốc ít nhất một giờ trước bữa ăn, có thể uống để giảm đau lúc cần.
Không dùng thuốc Zuzafox 40 trong trường hợp sau
Zopiboston 7.5mg
Bạn đang muốn tìm hiểu về thuốc Zopiboston 7.5mg được chỉ định...
65.000₫
– Quá mẫn với các thành phần nào của thuốc.
– Quá mẫn với esomeprazol và thuốc ức chế bơm proton khác.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Zuzafox 40
– Trước khi dùng thuốc ức chế bơm proton, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư.
– Thận trọng khi dùng ở người bị bệnh gan, người mang thai hoặc cho con bú.
– Phải thận trọng khi dùng esomeprazol kéo dài vì có thể gây viêm teo dạ dày hoặc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (như viêm phổi mác phải cộng đồng).
– Có thể tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridium difficile khi dùng các thuốc ức chế bơm proton.
– Khi dùng thuốc ức chế bơm protton, đặc biệt khi dùng liều cao và kéo dài (>1 năm), có thể làm tăng nguy cơ gãy xương chậu, cương cổ tay hoặc cột sống do loãng xương, cơ chế của hiện tượng này chưa được giải thích có thể do giảm hấp thu calci không hòa tan do tăng pH dạ dày, khuyến cáo liều thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất có thể, phù hợp với tình trạng lâm sàng. Những bệnh nhân có nguy cơ gãy xương do loãng xương nên dùng đủ calci và vitamin D, đánh giá tình trạng xương và quản lý theo hướng dẫn.
– Phải thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định. Thuốc không được khuyến cáo dùng cho trẻ em.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Zuzafox 40
Thường gặp, ADR > 1/100
– Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.
– Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100.
– Toàn thân: Mệt mỏi, buồn ngủ, mất ngủ, phát ban, ngứa.
– Rối loạn thị giác.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
– Toàn thân: Sốt, đổ mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, phản ứng quá mẫn (bao gồm mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ).
– Thần kinh trung ương: Kích động, trầm cảm, lú lẫn có hồi phục, ảo giác ở người bệnh nặng.
– Huyết học: Chứng mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
– Gan: Tăng enzym gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan.
– Tiêu hóa: Rối loạn vị giác.
– Cơ xương: Đau khớp, đau cơ.
– Tiết niệu: Viêm thận kẽ.
– Da: Ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da.
– Do làm giảm độ acid của dạ dày, các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa.
* Cách xử lý ADR:
Ngừng sử dụng thuốc khi gặp tác dụng không mong muốn và điều trị triệu chứng.
“Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sỹ biết những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc”.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác
– Do ức chế bài tiết acid, esomeprazol làm tăng pH dạ dày, ảnh hưởng đến sinh khả dụng của các thuốc hấp thu phụ thuộc pH: ketoconazol, muối sắt, digoxin.
– Dùng đồng thời esomeprazol, clarithromycin và amoxicilin làm tăng nồng độ esomeprazol và 14-hydroxyclarithromycin trong máu.
– Esomeprazol tương tác dược động học với các thuốc chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450, isoenzym CYP2C19 ở gan. Dùng đồng thời esomeprazol với cilostazol làm tăng nồng độ cilostazol và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó, xem xét giảm liều cilostazol.
– Dùng đồng thời esomeprazol với voriconazol có thể làm tăng tiếp xúc với esomeprazol hơn gấp 2 lần, xem xét ở những bệnh nhân dùng liều cao esomeprazol (240 mg/ ngày) như điều trị hội chứng Zollinger – ellison.
– Dùng esomeprazol với các thuốc gây cảm ứng CYP2C19 và CYP3A34 như rifampin làm giảm nồng độ esomeprazol, tránh dùng đồng thời.
– Có thể tăng nguy cơ hạ magnesi huyết khi dùng esomeprazol cùng các thuốc gây hạ magnesi huyết như thuyết lợi tiểu thiazid hoặc lợi tiểu quai. Kiểm tra nồng độ magnesi trước khi bắt đầu dùng thuốc ức chế bơm protein và định kỳ sau đó.
– Không nên dùng đồng thời thuốc ức chế bơm proton với Atazanavir vì làm giảm hấp thu khi uống Atazanavir và giảm tác dụng kháng virus.
– Clopidogrel: dùng cùng thuốc ức chế bơm proton làm giảm nồng độ trong huyết tương của chất chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel, làm giảm tác dụng kháng tiểu cầu.
– Sucralfat ức chế hấp thu và làm giảm sinh khả dụng của thuốc ức chế bơm proton, nên dùng hai thuốc cách nhau 30 phút.
– Thuốc làm tăng nồng độ trong huyết thanh của tacrolimus.
– Wafarin: tăng INR và thời gian prothromycin khi dùng đồng thời wafarin với thuốc ức chế bơm proton có thể gây chảy máu bất thường và tử vong. Theo dõi INR và thời gian prothromycin khi dùng đồng thời esomeprazol và warfarin.
– Dùng đồng thời esomeprazol và diazepam làm giảm chuyển hóa diazepam và tăng nồng độ độ diazepam trong huyết tương.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
– Thời kỳ mang thai.
Chưa có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ mang thai do đó chỉ dùng thuốc khi lợi ích cho mẹ cao hơn nguy cơ đối với thai nhi, dùng khi thật cần thiết.
– Thời kỳ cho con bú
Chưa rõ thuốc có bài tiết qua sữa hay không, tuy nhiên esomeprazol được phân bổ vào trong sữa của người, vì vậy cần quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, tùy theo tầm quan trọng.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
không ảnh hưởng.
Quá liều và cách xử trí
* Quá liều: Chưa có báo cáo về quá liều esomeprazol ở người
* Cách xử lý:
– Ngưng dùng thuốc.
– Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho esomeprazol. Chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Thẩm tách máu không có tác dụng tăng thải trừ thuốc vì thuốc gắn nhiều vào protein
Hạn dùng và bảo quản Zuzafox 40
* Điều kiện bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.
* Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nguồn gốc, xuất xứ Zuzafox 40
Nhà sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DƯỢC VIỆT NAM
Địa chỉ nhà máy SX: 192 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.
Dược lực học
– Nhóm dược lý: Thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày thuộc nhóm ức chế bơm proton
– Mã ATC: A02BC05
Esomeprazol là dạng đồng phân S của omeprazol, được dùng tương tự như omeprazol trong điều trị loét dạ dày – tá tràng và bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và hội chứng ZollingerEllison.
Esomeprazol gắn với H+/K+ – ATPase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào thành của dạ dày, ức chế đặc hiệu hệ thống enzym này, ngăn cản bước cuối cùng của sự bài tiết acid vào lòng dạ dày. Vì vậy esomeprazol có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid cơ bản và cả khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân nào. Thuốc có tác dụng mạnh, kéo dài.
Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ức chế nhưng không tiệt trừ được Helicobacter pylori, nên phải phối hợp với các kháng sinh (như amoxicilin, tetracylin và clarithromycin) mới có thể tiệt trừ hiệu quả vi khuẩn này.
Dược động học
– Hấp thu: Esomeprazol hấp thu nhanh sau khi uống, đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương sau 1 – 2 giờ. Sinh khả dụng của esomeprazol tăng lên theo liều dùng và khi dùng nhắc lại, đạt khoảng 68% khi dùng liều 20 mg và 89% khi dùng liều 40 mg. Thức ăn làm chậm và giảm hấp thu esomeprazol, diện tích dưới đường cong (AUC) sau khi uống 1 liều duy nhất esomeprazol 40 mg vào bữa ăn so với lúc đói giảm từ 33% đến 53%. Do đó esomeprazol phải uống ít nhất 1 giờ trước bữa ăn.
– Phân bố: Khoảng 97% esomeprazol gắn vào protein huyết tương.
– Chuyển hoá: Thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan nhờ isoenzym CYP2C19, hệ enzym cytochrom P450, thành các chất chuyển hóa hydroxy và desmethyl không còn hoạt tính. Phần còn lại được chuyển hóa qua isoenzym CYP3A4 thành esomeprazol sulfon. Khi dùng nhắc lại, chuyển hóa bước đầu qua gan và độ thanh thải của thuốc giảm, có thể do isoenzym CYP2C19 bị ức chế. Tuy nhiên, không có hiện tượng tích lũy thuốc khi dùng mỗi ngày 1 lần. Ở một số người vì thiếu CYP2C19 do di truyền (15 – 20% người châu Á), nên làm chậm chuyển hóa esomeprazol, dẫn đến giá trị AUC tăng cao khoảng 2 lần so với người có đủ enzym.
– Thải trừ: Nửa đời thải trừ trong huyết tương 1 – 1,5 giờ. Khoảng 80% liều uống được thải trừ dưới dạng các chất chuyển hóa không có hoạt tính trong nước tiểu, phần còn lại được thải trừ trong phân. Dưới 1% chất mẹ được thải trừ trong nước tiểu. Ở người suy gan nặng, giá trị AỤC ở tình trạng ổn định cao hơn 2 – 3 lần so với người có chức năng gan bình thường, vì vậy phải giảm liều esomeprazol ở những người bệnh này.
Dược động học của esomeprazol ở người dưới 18 tuổi chưa được nghiên cứu.
Chưa có đánh giá nào.