Viêm bờ mi là một bệnh lý về mắt thường gặp và hay tái phát, xảy ra khi vi khuẩn đóng bám vào bờ mi mắt, quanh chân lông mi làm bờ mi bị viêm, tấy.Biến chứng nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh viêm bờ mi nhé!

Viêm bờ mi mắt là gì?

Viêm bờ mi là tình trạng bờ mi mắt bị viêm, xuất hiện cảm giác ngứa, bỏng rát, đỏ và phù. Bệnh gây khó chịu nhiều cho người bệnh, làm mất tập trung, giảm tầm nhìn. Viêm bờ mi ảnh hưởng lên cả hai mắt.

Bệnh thường xảy ra khi các tuyến tiết dầu ở gốc lông mi bị tắc nghẽn, gây kích ứng và ửng đỏ. Đây là bệnh mạn tính nhưng không gây nguy hiểm đến thị lực và không lây nhiễm.

Các loại viêm bờ mi

Tùy thuộc vào vị trí viêm bờ mi mắt, bệnh được chia ra 3 loại viêm bờ mi như sau 

  • Viêm bờ mi trước:xảy ra khi mặt trước của mí mắt, nơi lông mi mọc ra khỏi mí mắt, có màu đỏ hoặc sẫm hơn bình thường, sưng, có gỉ trên lông mi.
  • Viêm bờ mi sau:loại này xảy ra khi các tuyến Meibomian sản xuất dầu dưới mí mắt bị tắc nghẽn hay tiết ra dầu đặc.
  • Viêm bờ mi hỗn hợp: tình trạng vừa bị viêm bờ mi trước và viêm bờ mi sau.

Nguyên nhân viêm bờ mi

Xem thêm

Viêm bờ mi mắt trên xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

  • Viêm da tiết bã:tế bào chết bong ra dính vào mắt có thể gây kích ứng mí mắt và viêm.
  • Nhiễm trùng:do vi khuẩn Staphylococcus gây ra dẫn đến tình trạng mí mắt dính nhẹ và viền mi mắt dày hơn.
  • Dị ứng:với thuốc nhỏ mắt, kính áp tròng hoặc trang điểm gây kích ứng mí mắt.
  • Khô mắt: là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây viêm, nhiễm trùng.
  • Tắc nghẽn các tuyến (tuyến lệ, tuyến lệ phụ,…) trong mắt.

Triệu chứng viêm bờ mi mắt

Khi bị viêm bờ mi trên sẽ có các triệu chứng sau

  • Chảy nước mắt.
  • Mắt đỏ.
  • Cảm giác cộm, nóng hoặc châm chích trong mắt.
  • Mí mắt tiết chất nhờn.
  • Ngứa ngáy, sưng tấy ở mí mắt.
  • Nháy mắt thường xuyên hơn.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Bong da quanh mắt.
  • Lông mi dính vào nhau.
  • Mờ mắt

Các giai đoạn phát triển của viêm bờ mi

Biến chứng nguy hiểm của viêm bờ mi mắt

Người bị viêm bờ mi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể sẽ để lại một số biến chứng như sau :

  • Gây lông mi bị rụng, mọc bất thường (mọc lệch, ngược) hoặc mất màu.
  • Sẹo mắt: ở trên mí mắt hoặc ở cạnh mí mắt.
  • Chảy nhiều nước mắt hoặc khô mắt: nước mắt bất thường cản trở việc giữ ẩm cho mi mắt, làm khô mắt.
  • Lẹo mắt: Viêm bờ mí mắt gây viêm tới các tuyến Meibomian phát triển thành lẹo.
  • Chắp: viêm bờ mi mắt cũng làm cho các tuyến Meibomian bị tắc nghẽn gây tình trạng viêm lộ tuyến, sưng, đỏ và hình thành chắp mắt.
  • Đau mắt đỏ mạn tính: viêm bờ mi có thể dẫn đến các cơn đau mắt đỏ tái phát thường xuyên.
  • Tổn thương giác mạc: mi mắt bị viêm hay lông mi mọc lệch gây kích ứng liên tục ở mắt có thẻ gây ra vết loét trên giác mạc. Không có đủ nước mắt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc.

Cách chẩn đoán

Bác sĩ sẽ kết hợp cả thăm khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng và tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân gây ra viêm bờ mi:

  • Lấy dịch tiết nuôi cấy phát hiện vi khuẩn:Bác sĩ sẽ sử dụng gạc để lấy dịch tiết ở mí mắt và tiến hành nuôi cấy ở phòng thí nghiệm để xác định loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm nước mắt:Kiểm tra yếu tố gây khô mắt có ảnh hưởng đến viêm bờ mi mắt không.
  • Sinh thiết mắt:Đây là xét nghiệm hiếm khi được tiến hành. Bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết mắt khi các điều trị khác không đáp ứng, viêm bờ mi tái phát nhiều lần hay nghi ngờ có khối u.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị nếu gặp các dấu hiệu sau đây

  • Sưng mí mắt.
  • Mắt đỏ, khó chịu.
  • Khô mắt hoặc chảy nước mắt quá nhiều.
  • Chớp mắt liên tục.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mờ mắt.
  • Rụng lông mi.

Phương pháp chữa bệnh viêm bờ mi

* Sử dụng thuốc :

  • Thuốc kháng sinh: sử dụng thuốc mỡ kháng sinh như: erythromycin, bacitracin, thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Kháng sinh giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn và giảm kích ứng. Các trường hợp bị viêm kéo dài có thể dùng kháng sinh đường uống như doxycycline, azithromycin.
  • Thuốc chống viêm: bác sĩ có thể kê thêm thuốc nhỏ mắt hoặc kem steroid làm giảm viêm ở tình trạng viêm bờ mi nặng hay nhiễm trùng thứ phát.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: giúp ngăn chặn phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể và giúp làm giảm viêm.
  • Điều trị nguyên nhân gốc: bác sĩ sẽ cho người bệnh điều trị dựa trên nguyên nhân chính gây bệnh ngoài các phương pháp điều trị dựa trên triệu chứng bệnh.

Các nghiệm pháp lâm sàng

  • Máy điều trị khô mắt LipiFlow:sử dụng nhiệt và áp suất để cải thiện tình trạng tắc nghẽn bã nhờn trên mi mắt.
  • Công nghệ IPL:sử dụng ánh sáng xung động để điều trị viêm bờ mi mắt.
  • BlephEx:giúp loại bỏ các loại sinh vật có hại và giúp lưu thông tuyến bã nhờn trên mi mắt.

Một số cách điều trị viêm bờ mi tại nhà

Biện pháp phòng ngừa

Mỗi người hãy tập một số thói quen sau đẩy để phòng ngừa viêm bờ mi mắt vùng trên

  • Giữ tay, mặt và da đầu sạch sẽ.
  • Không chạm vào mắt, không dùng tay dụi mắt.
  • Tẩy trang mắt sạch trước khi đi ngủ.
  • Lau sạch nước mắt hoặc thuốc nhỏ mắt dư và dính ở mi mắt bằng khăn giấy sạch.
  • Hạn chế đeo kính áp tròng, vệ sinh tay và kính sạch trước khi đeo.
  • Thay đổi đồ trang điểm mắt như bút kẻ mắt, bóng mắt, mascara khi sử dụng thời gian dài.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị bệnh viêm bờ mi. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu của mình nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts