Hiện nay, Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến, với biểu hiện ở các mức độ khác nhau.Tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập, công việc và chất lượng cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy mình luôn quên thông tin quan trọng, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Bạch Mai để tìm hiểu rõ hơn nhé!

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ là gì?

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ là tình trạng trí nhớ có dấu hiệu suy giảm bất thường ở người trẻ. Người bệnh dễ hoặc dần lãng quên các thông tin quen thuộc hoặc mới tiếp nhận, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới. Bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như suy giảm nhận thức, chứng suy giảm trí nhớ, hội chứng suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức..

Một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 18,500 người trong độ tuổi từ 18 đến 99 cho thấy, có đến 20% số người được khảo sát gặp vấn đề về trí nhớ. Trong đó, tỷ lệ gặp phải ở thanh niên là 14%, độ tuổi trung niên là 22% và người cao tuổi là 26%. 

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi. Trong đó, nhiều nguyên nhân liên quan đến lối sống có thể được kiểm soát ngay từ khi còn trẻ như:

Thiếu ngủ

Giấc ngủ có tác động trực tiếp đến chức năng ghi nhớ của não bộ. Mọi vấn đề liên quan đến việc suy giảm chất lượng giấc ngủ như ngủ không đủ giấc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn… đều tiềm ẩn nguy cơ gây suy giảm trí nhớ.Thiếu ngủ, mất ngủ  là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ thường gặp nhất. khi thiếu ngủ kéo dài và thường xuyên, bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thay đổi thất thường, đầu óc không tỉnh táo, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc  có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ ở cả người trẻ và người già. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, đó có thể là lý do khiến bạn mất trí nhớ:Thuốc kháng cholinergic,Thuốc kháng cholinergic,Thuốc chống tăng huyết áp,Thuốc an thần,..

Trầm cảm và stress

Trầm cảm và stress đều là tác nhân gây hại đến hoạt động trí não, gây suy giảm trí nhớ. Stress có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, khiến cho chức năng ghi nhớ suy giảm tạm thời. Trong khi đó, trầm cảm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động của não bộ, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ dài hạn. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm là yếu tố nguy cơ cao nhất gây mất trí nhớ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là tình trạng trí nhớ kém ở người trẻ tuổi.Thần kinh căng thẳng làm chúng ta khó tập trung do stress tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp. Lâu ngày làm não bộ suy giảm chức năng và trí nhớ sa sút dần.

Chế độ dinh dưỡng kém

Não bộ sẽ hoạt động tốt nhất nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu máu do thiếu sắt gây nên các biểu hiện như hoa mắt, lú lẫn, chậm chạp, thờ ơ…và dễ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, một số khoáng chất, nhất là các loại vitamin nhóm B (B1 và B12) khi thiếu hụt cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Vitamin B1 giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến tâm trạng, trí nhớ và suy nghĩ của con người. Khi thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff, gây mất trí nhớ ngắn hạn, hoặc dài hạn.

 

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Xem thêm
  • Quên thông tin đã được ghi nhớ gần đây: tình trạng quên đi các đồ vật, sự kiện, địa điểm hoặc cuộc hội thoại xảy ra trong thời gian gần.
  • Quên vị trí của các đồ vật quen thuộc hàng ngày: Người trẻ khi bị suy giảm trí nhớ có thể lẫn lộn vị trí đặt các đồ vật quen thuộc trong cuộc sống, chẳng hạn như đặt chìa khóa vào máy giặt, bỏ quên điện thoại trong tủ lạnh….
  •  Tình trạng suy giảm trí nhớ có thể khiến cho khả năng tư duy của người trẻ tuổi bị suy giảm đáng kể. Khi đó, người trẻ có xu hướng mất dần khả năng tư duy logic, gây cản trở nhiều hoạt động trong cuộc sống.
  • Mất dần khả năng định hướng không gian, thời gian:  người trẻ có xu hướng giảm dần do tình trạng suy giảm trí nhớ.
  • Đột ngột thay đổi hành vi, cảm xúc, tính cách: Người trẻ bị suy giảm trí nhớ có thể đột ngột thay đổi cảm xúc, hành vi và tính cách như dễ kích động, dễ tủi thân, lo âu hoặc sợ hãi quá mức….

Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến cuộc sống của người trẻ tuổi như thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy, tế bào thần kinh thoái hóa ở độ tuổi trên 20. Từ 25 tuổi trở đi, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Đồng thời các yếu tố bên ngoài và các gốc tự do bên trong ảnh hưởng tiêu cực làm sự thoái hóa tế bào thần kinh diễn ra nhiều hơn, mạnh mẽ hơn và cuối cùng gây ảnh hưởng đến trí nhớ và tác động tiêu cực đến cuộc sống của người trẻ.

Các chuyên gia khẳng định nếu tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ không được giải quyết kịp thời thì trong vòng 3 năm có thể sẽ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ.

Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất học tập và làm việc của người trẻ. Khi đó, người trẻ bị suy giảm trí nhớ phải đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống và có xu hướng tránh các hoạt động xã hội. Lâu dần, điều này có thể dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm.

Cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng trí nhớ kém?

  • Hạn chế các nguy cơ gây căng thẳng, stress – nhóm nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Chúng ta có thể thiền, yoga giúp cải thiện tâm trạng. Các hoạt động thể chất nhẹ nhàng này giúp lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, đặc biệt là máu nuôi não bộ và giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.
  • Ngủ đủ giấc:Hãy ưu tiên việc ngủ đủ giấc và khỏe mạnh. Người lớn nên ngủ thường xuyên từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm.
  • Kích thích hoạt động của não bộ: Người trẻ nên áp dụng các biện pháp kích thích hoạt động của não, từ đó cải thiện tình trạng bệnh như đọc sách, học chơi nhạc cụ, học ngôn ngữ mới, chơi trò chơi giải đố….
  • Hạn chế những loại thực phẩm nhiều Carbohydrate và đường, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga.
  • Bổ sung omega-3: Nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 đặc biệt có lợi cho sức khỏe não bộ. Cá là nguồn cung cấp omega-3 đặc biệt phong phú, đặc biệt là các cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng suy giảm trí nhớ và có kế hoạch điều trị hiệu quả

Tóm lại, suy giảm trí nhớ ở người trẻ có thể tiềm ẩn nguy cơ hay các bệnh lý có hại cho sức khỏe. Một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và các bài tập về não sẽ hữu ích trong việc duy trì trí nhớ của bạn.Do đó, mỗi người trẻ cần sớm nhận biết các dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người trẻ để sớm thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích trên cho bạn bè và người thân nhé!

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts