Alzheimer là một trong những bệnh lý nguy hiểm có liên quan đến não bộ  gây nên chứng suy giảm trí nhớ, làm giảm khả năng nhận thức và tư duy ở nhiều người. Số lượng người mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer ngày càng tăng cao.

Vậy, Alzheimer là bệnh lý như thế nào? Những thông tin về bệnh Alzheimer dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về căn bệnh này. 

Mục lục

Bệnh mất trí nhớ Alzheimer là gì?

Alzheimer là một trong số các căn nguyên gây nên chứng suy giảm trí nhớ đối với người già. Bệnh này xuất hiện là do sự mất dần của các nơ-ron thần kinh và synap ở bên trong vỏ não hoặc ở một số vùng nằm bên dưới vỏ

Bệnh mất trí nhớ Alzheimer thường xuất hiện với những người từ 65 tuổi trở lên.

Nguyên nhân gây ra bệnh alzheimer?

Các chuyên gia nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một khẳng định rõ ràng nào về nguyên nhân gây nên bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

  • Do một loại protein nào đó đã tích tụ lại ở trong não và khiến cho những tế bào não dần bị tiêu diệt.
  • Quá trình lão hóa đã phá hủy myelin làm cho quá trình dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng, kết quả nhận được là các tế bào thần kinh bị chết dần.
  • Quá trình sản xuất cũng như hoạt động của những chất oxy hóa ở bên trong cơ thể bị rối loạn.

Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh như:

+ Tuổi: Tuổi càng tăng thì nguy cơ mắc bệnh càng cao

+ Tiền căn gia đình: Nếu một thành viên gia đình bạn đã phát triển tình trạng này, bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này.

+ Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm trầm cảm, hút thuốc lá, nghiện rượu, bệnh tim mạch, đái tháo đường, chấn thương sọ não,…

Bệnh Alzheimer phát triển theo những giai đoạn nào?

Xem thêm

 *Giai đoạn 1: Trước mất trí nhớ (kéo dài khoảng 2 – 4 năm)

  • Thường xuyên cảm thấy khó khăn trong việc nhớ các sự kiện gần đây và gần như không có khả năng tiếp thu thêm thông tin mới.
  • Giảm sự tập chung, chú ý, thờ ơ với mọi việc.
  • Giảm các khả năng lập kế hoạch và tư duy trừu tượng.
  • Suy giảm nhận thức nhẹ.

*Giai đoạn nhẹ:

  • Sự suy giảm ngày càng tăng về trí nhớ và khả năng học hỏi.
  • Ở một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng suy giảm chức năng ngôn ngữ bao gồm các biểu hiện như giảm vốn từ, giảm sự lưu loát dẫn đến giảm khả năng nói và viết.
  • Quên một số việc đã xảy ra trong quá khứ, quên cách sử dụng một vật dụng nào đó.
  • Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khó phối hợp vận động nhưng thường nhẹ và dễ bị bỏ qua.

*Giai đoạn khá nặng

  • Mất dần khả năng thực hiện các hoạt động vận động sinh hoạt hàng ngày.
  • Không nhớ được từ vựng, dùng sai từđể diễn tả, luôn phải cố tìm từ ngữ để diễn tả những điều muốn nói, khả năng đọc viết dần mất đi.
  • Giảm khả năng phối hợp vận động có thể nhận thấy rõ, nhất là những động tác phức tạp, vì vậy người bệnh dễ bị ngã.
  • Giảm trí nhớ trở nên nghiêm trọng hơn, ở giai đoạn này người bệnh có thể không nhận ra được người thân.
  • Thay đổi hành vi: Thường xuyên đi lang thang, khó chịu, tính khí trở nên hung hăng, phản kháng lại sự chăm sóc của người thân.
  • Hội chứng thay đổi tính khí lúc hoàng hôn có thể xuất hiện.
  • Một số người bệnh có triệu chứng ảo giác

*Giai đoạn nặng

  • Người bệnh phảiphụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
  • Không thể nhớ những gì đã xảy ra dù chỉ trong vài phút, quên hết bạn bè và gia đình.
  • Cần người cho ăn, tắm rửa, đi vệ sinh, mặc quần áo.
  • Bị kích động do cố gắng tìm người thân đã qua đời từ lâu.
  • Có thể phải ngồi xe lăn hoặc nằm một chỗ, mất kiểm soát cử động,.
  • Cuối cùng bệnh nhân Alzheimer thường tử vong do các nguyên nhân như: nhiễm trùng vết loét do tì đè, viêm phổi, dinh dưỡng.…

Cách chẩn đoán bệnh?

  • Bệnh sử: 

+ Bác sĩ sẽ đánh giá  tình trạng nhận thức sở người cao tuổi, hoặc sớm hơn khi có sự than phiền của người nhà hoặc người bệnh về việc suy giảm trí nhớ và các chức năng nhận thức khác một cách tăng dần.

  • Khám sức khỏe:

+ Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tinh thần và thể chất bao gồm kiểm tra phản xạ, thị giác, thính giác, phối hợp, trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn, định hướng về địa điểm và thời gian,…

* Cận Lâm sàng :

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp xác định các dấu hiệu quan trọng như nhiễm trùng, xuất huyết não, nhồi máu não và các vấn đề về cấu trúc não.
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT) giúp tìm kiếm các đặc điểm bất thường trong não của bạn.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

– Nếu bạn cảm thấy sự suy giảm hoặc thay đổi về trí nhớ hoặc khả năng tư duy của bạn, điều này ảnh hưởng đến công việc hay các hoạt động thường ngày của bạn hãy đến gặp bác sĩ.

– Khi quan sát thấy các thành viên trong gia đình có biểu hiện bất thường về trí nhớ hoặc nhận thức như quên tên người thân, khó tìm từ ngữ để gọi tên đồ vật, khó thực hiện các hoạt động bình thường hằng ngày nên lập tức liên hệ với bác sĩ.

*Nơi khám chữa bệnh Alzheimer:

Hà Nội: Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai – Viện sức khỏe tâm thần.

Điều trị bệnh alzheimer?

* Nguyên tắc 

  • Bệnh alzheimer là bệnh tiến triển nặng dần và không có thuốc điều trị khỏi bệnh, mục tiêu điều trị là làm chậm quá trình tiến triển bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh với cuộc sống.
  • Kết hợp với các chế độ chăm sóc và chế độ ăn uống, sinh hoạt.

* Sử dụng thuốc

  • Thuốc ức chế men cholinesterase:Galantamine, Rivastigmine..

– Chỉ Định: sử dụng hàng đầu  Alzheimer giai đoạn nhẹ đến trung bình.

– Tác dụng: Giúp cải thiện chức năng nhận thức, trí nhớ và giảm rối loạn hành vi như kích động, trầm cảm.

– Tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn và rối loạn giấc ngủ.

  • Thuốc đối kháng thụ thể NMDA:Memantine (Namenda)

-Chỉ định: nên được sử dụng đơn trị liệu khi thuốc nhóm ức chế cholinesterase không hiệu quả hoặc chống chỉ định.

– Tác dụng phụ có thể gặp là gây chóng mặt.

* Điều trị không dùng thuốc

– Tập thể dục

– Tăng cường giao tiếp bằng lời nói, chia sẻ cảm xúc

– Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội, đọc sách, rèn luyện trí nhớ,

* Tạo ra một môi trường an toàn

Thiết lập, củng cố các thói quen hàng ngày và cắt giảm các công việc đòi hỏi trí nhớ:

  • Giữ chìa khóa, ví, điện thoại di động và các vật có giá trị khác ở cùng một nơi trong nhà để không bị thất lạc.
  • Kiểm tra và giữ thuốc ở một nơi an toàn.
  • Cài đặt báo động cảm biến trên cửa ra vào và cửa sổ.
  • Giữ ảnh và các đồ vật khác có ý nghĩa xung quanh nhà.
  • Đảm bảo rằng người mắc bệnh Alzheimer mang theo căn cước công dân, điện thoại có theo dõi vị trí hoặc đeo vòng tay cảnh báo y tế. Lập trình các số điện thoại quan trọng vào điện thoại của người mắc bệnh.
  • Lắp đặt tay vịn trên cầu thang và trong phòng tắm.
  • Sử dụng giày, dép thoải mái cho người mắc bệnh Alzheimer để tránh té ngã.
  • Sắp xếp đồ vật ngăn nắp để tránh đổ vỡ, hạn chế sử dụng thảm để tránh người bệnh bị trượt chân, té ngã

Phòng ngừa bệnh Alzheimer?

Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Ăn uống và sinh hoạt khoa học như tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (ăn nhiều rau củ xanh, trái cây giàu vitamin, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa). Hạn chế những thói quen xấu như thức khuya, uống nhiều rượu bia, lười vận động, hút thuốc lá,…
  • Tham gia các hoạt động xã hội, nói chuyện, giao tiếp với nhiều người, chơi các trò chơi ghi nhớ, để vận động trí não.
  • Khám định kỳ khi có các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao, huyết áp,…

Nhà thuốc Bạch Mai vừa chia sẻ với bạn thông tin về bệnh Alzheimer cũng như cách phòng ngừa. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ cho gia đình và bạn bè để cùng phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này nhé!

 * Các Thuốc tham khảo

* Một số Loại Thực phẩm chức năng bổ não

Dược sĩ Nguyễn Thanh LoanKiểm duyệt nội dung - Nhà thuốc Bạch Mai
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts