Trong số những vị thuốc đông y thì cam thảo là loại phổ biến và được biết đến nhiều nhất. Chúng xuất hiện trong đời sống thường ngày, là thành phần trong các loại đồ uống, gia vị,… và là một vị thuốc Đông y mang lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe giải độc, thanh nhiệt, chữa ho…Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của cam thảo qua bài viết này nhé!

Cam thảo là gì?

Cam thảo (hay còn gọi là cam thảo bắc, sinh cam thảo, quốc lão) là một loại cây bụi mọc ở vùng khí hậu cận nhiệt đới. Cây được thu hoạch vào mùa thu sau 2-3 năm vun trồng. Cam thảo phân bố rộng rãi trên thế giới và được tìm thấy ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, cam thảo được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc.

Đặc điểm của Cam thảo bắc:

  • Là loại cây nhỏ sống nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm vô cùng phát triển.
  • Có thân ngầm mọc ở dưới đất có thể đâm ngang đến khoảng 2m. Từ thân ngầm này lại mọc ra các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao khoảng 0,5 – 1,5m. Thân khá yếu, lá hình kép lông chim lẻ, có khoảng từ 9 – 17 lá chét hình trứng.
  • Hoa có hình bướm, màu tím nhạt. Loài Glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Quả loài đậu, loài glaba có đặc điểm nhẵn và thẳng, loài uralensis thì có hình dạng quả cong và lông cứng.

Các tác dụng của cam thảo đối với sức khỏe

Cải thiện bệnh về da

Trong cam thảo chứa hoạt chất chính là glycyrrhiza glabra có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng kháng vi khuẩn staphylococcus aureus, giúp giảm tình trạng viêm nang lông, mụn trứng cá…

Chữa tình trạng trào ngược axit dạ dày

Cam thảo cũng có tác dụng rất hữu hiệu đối với những trường hợp bị khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, giúp làm dịu dạ dày, giảm chướng bụng, ợ chua. Đây là bài thuốc được biết đến từ rất lâu trong dân gian. Uống cam thảo là cách để cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, đường ruột và phòng tránh được chứng khó tiêu.

Chống sâu răng

Các hoạt chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa trong cam thảo có thể hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời giảm sâu răng, viêm nướu và ngăn chặn hôi miệng.

Cam thảo giúp chống ung thư

Trong rễ cam thảo có chứa nhiều chất chống oxy hóa, các chất này tham gia vào quá trình chống lại gốc tự do, chống lại sự hình thành của các tế bào gây ung thư. Vậy nên, từ rất lâu, cam thảo đã được dùng làm vị thuốc phổ biến trong những loại đồ uống có lợi đối với sức khỏe.

Giảm tình trạng viêm đường hô hấp trên

Cam thảo có thành phần tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, có tác dụng tốt đối với những trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Chất glycyrizin từ rễ cam thảo còn được biết đến là rất tốt trong điều trị hen suyễn. Ngoài ra, cam thảo còn có rất nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là vị thuốc được kết hợp với rất nhiều những bài thuốc Đông y chữa bệnh. Đồng thời được dùng làm nguyên liệu chiết xuất cho cho những loại thuốc Tây y hiện đại.

Có nên dùng cam thảo hàng ngày không?

Xem thêm

Cam thảo tính bình, được cho là an toàn với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc sử dụng cam thảo cũng phải có liều lượng nhất định và sử dụng đúng cách. Nếu dùng quá liều hoặc kết hợp không đúng sẽ gây những tác dụng phụ không mong muốn. Việc sử dụng cam thảo hàng ngày không phải là điều mà các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng.

Cách dùng và liều dùng của Cam thảo

  • Chữa bệnh viêm loét dạ dày và ruột: Mỗi ngày uống từ 3 – 4g, chia thành 3 lần uống trong ngày. Uống đều đặn từ 1 – 2 tuần, sau đó nên tạm ngưng vài ngày để tránh hiện tượng nặng mặt hoặc phù nề xuất hiện.
  • Chữa đau dạ dày: Chuẩn bị 0,03g cam thảo; 0,10g bột cam thảo; 0,15g natri bicacbonat; 0,20g magie cacbonat; 0,05g bitmutnitrat basic; 0,02g bột đại hoàng; 1 viên tá dược. Uống với liều 2 – 4 viên mỗi lần, 2 – 3 lần/ngày.
  • Chữa loét dạ dày: 2 phần cao cam thảo, 1 phần nước cất hòa tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần chỉ uống 1 thìa nhỏ. Không nên uống liền kề 3 tuần.
  • Chữa bệnh ho, tiêu đờm: 200g kinh giới, cát cánh, bách bộ; 60g cam thảo; 100g trần bì. Các vị cho tán nhỏ trộn đều, mỗi ngày uống từ 3 – 9g, chia thành 3 lần uống, 2 bữa sau ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần uống từ 1 – 3g. Có thể chế biến thành cao lỏng.
  • Chữa đau bụng, nôn mửa, bí đại tiện: 7g đại hoàng; 4g cam thảo, 300ml nước, nên uống lúc cảm thấy đói.
  • Đối với người già yếu bị thần kinh suy nhược, tiêu hóa kém: 10g hà thủ ô, 2g cam thảo, 5g đại táo, 2g thanh bì, 3g trần bì, 600ml nước, 3g sinh khương. Sắc thuốc còn 200ml, chia nhỏ thành 3 – 4 lần uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng cam thảo

Cam thảo cần được sử dụng một cách cẩn thận để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cam thảo:

  • Lựa chọn mua cam thảo tại các cơ sở uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên ưu tiên sử dụng cam thảo nguyên chất, có hình dạng và màu sắc tự nhiên, không bị mốc, ẩm ướt hay có mùi lạ.
  • Liều lượng và cách sử dụng cam thảo phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe và mục đích sử dụng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cam thảo là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Đối tượng không nên sử dụng cam thảo

Đối với một số đối tượng đang trong tình trạng sức khỏe và giai đoạn sau, cần lưu ý không nên sử dụng cam thảo:

  • Phụ nữ đang cho con bú: Phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ nên hạn chế sử dụng cam thảo hàng ngày, vì có thể gây xuất tiết các tuyến sữa, dẫn đến tình trạng tắc sữa hoặc giảm lượng sữa.
  • Nam giới trong độ tuổi sinh sản: Việc sử dụng cam thảo với liều lượng 8g có thể gây suy giảm hormone testosterone ở nam giới và gây ra các vấn đề về chức năng tình dục.
  • Những người mắc bệnh về thận, gan và viêm phế quản mãn tính: Đối với bệnh nhân mắc các bệnh về gan, thận và viêm phế quản mãn tính, trước khi sử dụng cam thảo hàng ngày, cần có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Người bị huyết áp cao: Đối với những người bị huyết áp cao, huyết áp không ổn định hoặc gặp các vấn đề về tim mạch tránh sử dụng loại dược phẩm này thường xuyên.
  • Người bị táo bón: Đối với những người bị táo bón mãn tính cũng không nên sử dụng nước cam thảo thường xuyên vì có thể sẽ làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn

Bài viết trên cung cấp cho bạn những kiến thức thú vị về cam thảo và các công dụng của cam thảo mang đến cho sức khỏe. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh bạn nhé!

 

Dược sĩ Nguyễn Thanh Loan tốt nghiệp Khoa Dược tại trường Cao đẳng y dược Pasteur. Hiện đang là quản lí nội dung tại Nhà thuốc Bạch Mai.

More Posts