Xem thêm
Có rất nhiều nguyên nhân gây đột quỵ, tuy nhiên dù là nguyên nhân nào thì nhồi máu cơ tim đều xảy ra một cách đột ngột mà không hề báo trước
Một số nguyên nhân thường gặp như:
- Do sự hình thành của cục máu đônggây cản trở sự lưu thông của dòng máu làm tắc nghẽn mạch máu não. => gây ra đột quỵ hay tai biến mạch máu não.
- Huyết áp tăng caovà đột ngột làm tăng áp lực mạch máu não.
Do động mạch bị tắc nghẽn không rõ nguyên nhân, thuyên tắc mạch não, sử dụng thuốc chống đông hoặc nguyên nhân do dị dạng mạch máu não.
Dấu hiệu tai biến
Làm sao để nhận biết sớm một người bị tai biến mạch máu não? Càng sớm nhận biết các dấu hiệu đột quỵ để can thiệp sẽ giúp hiệu quả can thiệp cao hơn, ít để lại biến chứng. Theo đó, triệu chứng tai biến mạch máu não từ nhẹ đến nặng bao gồm:
- Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, khó chịu mệt mỏi
- Méo một bên miệng hoặc một bên mặt
- Ù tai, thị lực giảm sút, mắt mờ không nhìn thấy rõ
- Loạn ngôn, không biết mình nói gì, gặp khó khăn trong việc nói chuyện và phát âm rõ chữ
- Tê tay chân, không thể cử động hoặc nhấc tay cao qua khỏi đầu
- Mất thăng bằng
- Nhịp tim đập nhanh
- Sốt cao, hôn mê sâu
Biến chứng nguy hiểm của tai biên mạch máu não?
Rối loạn lo âu
Bạn luôn cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi quá mức? Bạn dễ bị kích động?đôi khi chẳng có nguyên nhân cụ...
Một số biến chứng tai biến mạch máu não thường gặp bao gồm:
- Phù não
- Động kinh
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
- Liệt một bên tay, chân hoặc cả hai bên
- Mất khả năng vận động
- Rối loạn nuốt
- Xẹp phổi
- Viêm phổi
- Nhồi máu cơ tim
- Đau vai
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Co cứng cơ
- Lo lắng, căng thẳng quá mức
- Rối loạn giấc ngủ
Thông thường, phải mất ít nhất 30 ngày thì một người bị tai biến mạch máu não mới có thể hồi phục. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, các biến chứng tai biến mạch máu não kéo dài vĩnh viễn, chỉ có thể can thiệp để làm thuyên giảm biến chứng, không thể hồi phục hoàn toàn.
Cách chẩn đoán bệnh Tai biến mach máu não
Khi có những triệu chứng của đột quỵ, bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở cấp cứu gần nhất càng sớm càng tốt, bác sĩ sẽ kết hợp thăm khám lâm sàng và chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não để có hướng can thiệp phù hợp.
* Cận lâm sàng :
Xét nghiệm máu, điện tim đồ, siêu âm động mạch, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI)…
Khi nào cần gặp bác sĩ
-Khi có bất cứ triệu chứng nào liên quan đến đột quỵ như
- Lẫn lộn, sảng, lơ mơ, hôn mê.
- Nhức đầu dữ dội, khác thường.
- Mất thăng bằng.
- Giảm thị lực đột ngột hoặc yếu một bên cơ thể.
- Chóng mặt, giảm thính lực, buồn nôn, nôn ói.
– Dù chỉ là đột quỵ thoáng qua nhưng chúng ta nên kiểm tra tình trạng của mình hoặc người nhà, chỉ cần 1 trong 3 dấu hiệu sau bạn nên đưa người nhà đi cấp cứu ngay lập tức:
- Khuôn mặt: khi cười có bị lệch hoặc xệ bên nào không?
- Cánh tay: yêu cầu giơ 2 tay ra trước, tay có thể giữ trong không khí hay cầm nắm một vật được hay không?
- Bất thường về lời nói, ý thức: đột ngột nói ngọng, không hiểu lời nói hay khó nói, lú lẫn…
=> Cần phải ghi nhớ rằng trong tai biến mạch máu não mỗi phút đều rất quan trọng.
Các cách xử lí và điều trị bệnh tai biến mạch máu não
*Những điều cần làm nếu gặp bệnh nhân bị tai biến
*Những lưu ý khi xử trí ban đầu
–Xoa bóp, bấm huyệt hoặc dùng kim chọc 10 đầu ngón tay, ngón chân, đánh gió: những động tác này sẽ kích thích gây đau và vô tình làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
=>Không tự dùng aspirin.
–Không nên tự uống các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi nguy cơ nôn sặc vào phổi rất cao, chưa kể bạn chưa biết loại tổn thương não của người bệnh là thiếu máu hay chảy máu.
-Khi có dấu hiệu đột quy, đừng cho người bệnh uống thuốc huyết áp khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi mức huyết áp tăng cao một phần là phản ứng để duy trì áp lực tưới máu não.
*Các phương pháp điều trị
Thuốc tiêu sợi huyết được khuyến cáo dùng hiện nay là alteplase.
- Nhồi máu não:dùng thuốc tiêu huyết khối Actilyse(thời gian vàng là 3 giờ đầu tiên). Nếu tắc động mạch não lớn, bác sĩ sẽ có thể phối hợp thêm phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dùng thiết bị Solitaire).
- Xuất huyết não: Một số loại thuốc có thể được sử dụng gồm: thuốc giảm đau, corticoid hoặc thuốc lợi tiểu để làm giảm phù, thuốc chống co giật và kiểm soát co giật.
* Phẫu thuật
Tùy theo mức độ xuất huyết bác sĩ có chỉ định phẫu thuật để giảm phù và ngăn ngừa chảy máu, đôi khi cần phẫu thuật lấy khối máu tụ (ví dụ đối với các khối máu tụ tiểu não > 3 cm).
Biện pháp phòng ngừa
* Duy trì lối sống lành mạnh
Để có một sức khỏe tốt, duy trì những thói quen tốt là điều cần thiết, ví dụ như:
- Không sử dụng các chất gây kích thích: Không hút thuốc lá (hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá), không uống rượu, bia…
- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời.
- Kiểm soát cân nặng phù hợp với chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể).
- Bổ sung thực phẩm: Rau xanh, chất xơ, magie và kali, ăn ít muối…
- Ăn nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
* Kiểm soát tốt huyết áp với người điều trị tăng huyết áp: uống thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ.
* Giảm các thực phẩm chứa cholesterol và chất béo bão hoà: có thể đi kiểm tra lipid máu, nếu cần có thể phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về bài viết “Đột quỵ và tai biến mạch máu não nguy hiểm như thế nào? Có khác nhau không?” mà nhà thuốc Bạch Mai chia sẻ. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của nhà thuốc Bạch Mai để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về sức khỏe nhé!
* Tham khảo các thuốc phòng chống đột quỵ