Calcolife 10ml

183 đã xem

200.000/Hộp

Công dụng

Bổ sung Calci

Đối tượng sử dụng Trẻ em từ 3 tuổi trở lên
Mang thai & Cho con bú Tham khảo ý kiến bác sĩ
Cách dùng Uống trong bữa ăn
Hoạt chất
Danh mục Calci/ Phối hợp vitamin với calci
Thuốc kê đơn Không
Xuất xứ Việt Nam
Quy cách Hộp 20 ống x 10ml
Dạng bào chế Dung dịch uống
Thương hiệu 23-9 Pharmaceutical
Mã SKU SP01527
Hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Số đăng ký VD-31442-19

Thuốc Calcolife 10ml của 23-9 Pharmaceutical, thành phần chính là Calci lactat pentahydrat. Calcolife 10ml là thuốc điều trị các trường hợp thiếu hụt calci như: bổ sung calci trong khi có thai và cho con bú, loãng xương, kém hấp thu sau phẫu thuật dạ dày, nhuyễn xương, còi xương.

Tìm cửa hàng Mua theo đơn Chat với dược sĩ Tư vấn thuốc & đặt hàng Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Mời bạn Chat Facebook với dược sĩ hoặc đến nhà thuốc để được tư vấn.
Sản phẩm đang được chú ý, có 5 người thêm vào giỏ hàng & 17 người đang xem

Nhà thuốc Bạch Mai cam kết

  • 100% sản phẩm chính hãng
  • Đổi trả hàng trong 30 ngày
  • Xem hàng tại nhà, thanh toán

Calcolife 10ml là thuốc gì ?

Thuốc Calcolife 10ml của 23-9 Pharmaceutical, thành phần chính là Calci lactat pentahydrat. Calcolife 10ml là thuốc điều trị các trường hợp thiếu hụt calci như: bổ sung calci trong khi có thai và cho con bú, loãng xương, kém hấp thu sau phẫu thuật dạ dày, nhuyễn xương, còi xương.

Thành phần của thuốc Calcolife 10ml

Mỗi ống 5 ml dung dịch uống chứa:

Thành phần dược chất:

Calci lactat pentahydrat…………….325,00 mg (tương đương 42,25 mg Calci)

Thành phần tá dược: Đường RE, Natri saccharin, Acid citric, Sorbitol 70%, Cremophor RH40 (Polyoxyl 40 hydrogenated castor oil), Natri EDTA, Kali sorbat, Màu Tartrazin, Tinh dầu cam, Nước tinh khiết.

Mỗi ống 8 ml dung dịch uống chứa:

Thành phần dược chất:

Calci lactat pentahydrat………. ..520,00 mg (tương đương 67,60 mg Calci)

Thành phần tá dược: Đường RE, Natri saccharin, Acid citric, Sorbitol 70%, Cremophor RH40 (Polyoxyl 40 hydrogenated castor oil), Natri EDTA, Kali sorbat, Màu Tartrazin, Tinh dầu cam, Nước tinh khiết.

Mỗi ống 10 ml dung dịch uống chứa:

Thành phần dược chất:

Calci lactat pentahydrat…………….650,00 mg (tương đương 84,50 mg Calci)

Thành phần tá dược: Đường RE, Natri saccharin, Acid citric, Sorbitol 70%, Cremophor RH40 (Polyoxyl 40 hydrogenated castor oil), Natri EDTA, Kali sorbat, Màu Tartrazin, Tinh dầu cam, Nước tinh khiết.

DẠNG BÀO CHẾ: Dung dịch uống có màu vàng, có vị ngọt, mùi cam.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI:

– Ống nhựa PVC/PE; Hộp 10 ống, hộp 20 ống x 5ml.

– Ống nhựa PVC/PE; Hộp 10 ống, hộp 20, hộp 30 ống x 8ml.

– Ống nhựa PVC/PE; Hộp 10 ống, hộp 20 ống x 10m.

Công dụng của thuốc Calcolife 10ml

Xem thêm

Điều trị các trường hợp thiếu hụt calci như: bổ sung calci trong khi có thai và cho con bú, loãng xương, kém hấp thu sau phẫu thuật dạ dày, nhuyễn xương, còi xương.

Cách dùng – liều dùng của thuốc Calcolife 10ml

Cách dùng:

– Dùng uống trực tiếp trong hoặc sau bữa ăn.

Liều dùng:

Người lớn: mỗi ngày uống 325 – 650 mg (tương đương 5 ml – 10 ml).

Phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối thai kỳ và khi cho con bú: mỗi ngày uống 975 – 1300 mg (tương đương 15 ml – 20 ml).

Trẻ em trên 3 tuổi: mỗi ngày uống 325 mg (tương đương 5 ml).

Không dùng thuốc Calcolife 10ml trong trường hợp sau

Agifovir 300mg
Agifovir 300mg là thuốc gì ? Thuốc Agifovir 300mg của Agimexpharm, thành phần...
0

– Quá mẫn cảm với các thành phần thuốc.

– Tăng calci huyết, tăng calci niệu, sỏi calci, vôi hoá mô, suy thận nặng.

– Không sử dụng calci bổ sung ở bệnh nhân đang được điều trị với các glycosid tim như digoxin.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Calcolife 10ml

ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

– Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.

– Theo dõi cẩn thận nồng độ calci huyết và sự bài tiết calci niệu nếu cần, đặc biệt khi sử dụng liệu pháp calci liều cao, nhất là ở trẻ em.

– Ngưng điều trị nếu nồng độ calci huyết vượt quá 2,625 – 2,75 mmol/l (105-110 mg/lít) hoặc nếu bài tiết calci niệu vượt quá 5 mg/kg.

– Nên sử dụng thận trọng muối calci ở trẻ em với triệu chứng thiếu kali huyết, vì sự gia tăng nồng độ calci huyết thanh có thể làm giảm nồng độ kali huyết thanh.

– Nên sử dụng thận trọng muối calci đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, bệnh tim, hoặc bệnh u hạt (sarcoidosis). – Trong thành phần thuốc có chứa đường RE, bệnh nhân bị rối loạn di truyền hiếm gặp như không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt enzym sucrase-isomaltase không nên dùng thuốc này.

– Trong thành phần thuốc có chứa sorbitol, bệnh nhân bị rối loạn không dung nạp fructose do di truyền không nên dùng thuốc này.

Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Calcolife 10ml

Tác động trên đường tiêu hóa: Muối calci dùng đường uống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.

Muối calci cũng có thể gây táo bón.

Tăng calci máu: tăng calci máu hiếm gặp khi sử dụng đơn độc, nhưng có thể xảy ra khi dùng liều cao trên bệnh nhân suy thận mạn. Tăng calci máu nhẹ có thể không triệu chứng hoặc có các biểu hiện như táo bón, chán ăn, buồn nôn, và nôn mửa. Tăng calci máu rõ có thể biểu hiện những thay đổi tâm thần như lú lẫn, mê sảng.

HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ ADR:

Tăng calci máu nhẹ thường dễ dàng kiểm soát được bằng cách giảm lượng calci đưa vào cơ thể (giảm liều hoặc ngừng bổ sung calci); các trường hợp tăng calci máu nặng có thể cần phải điều trị đặc hiệu (ví dụ như thẩm tách máu).

Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác

Tương tác của thuốc:

– Tăng calci máu có thể xảy ra khi sử dụng muối calci với thuốc lợi tiểu thiazid (dẫn đến giảm thải trừ calci qua nước tiểu) hoặc vitamin D (dẫn đến tăng hấp thu calci từ ruột).

– Corticosteroid: Làm giảm hấp thu calci từ ruột.

– Biphosphonat: Điều trị đồng thời muối calci với các biphosphonat (như alendronat, etidronat, ibandronat, risedronat) có thể dẫn đến giảm hấp thu biphosphonat từ đường tiêu hóa. Để làm giảm thiểu tác động của tương tác này, cần uống muối calci tối thiểu 30 phút sau khi uống alendronat hoặc risedronat; tối thiểu 60 phút sau khi uống ibandronat và không được dùng trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống etidronat.

– Các glycosid trợ tim: Calci cộng tác dụng hướng cơ tim và tăng độc tính của glycosid trợ tim; hậu quả có thể gây loạn nhịp tim nếu sử dụng đồng thời (đặc biệt khi calci dùng đường tĩnh mạch, đường uống nguy cơ thấp hơn).

– Chế phẩm sắt: Sử dụng đồng thời muối calci với các chế phẩm sắt đường uống có thể dẫn đến giảm hấp thu sắt, cần khuyên bệnh nhân sử dụng hai chế phẩm này tại các thời điểm khác nhau.

– Các quinolon: Sử dụng muối calci đồng thời với một số kháng sinh nhóm quinolon (ví dụ như ciprofloxacin) có thể làm giảm sinh khả dụng của quinolon, không được uống cùng một thời điểm, nên uống cách xa nhau tối thiểu 3 giờ.

– Các tetracyclin: Phức hợp của calci với các kháng sinh tetracyclin làm bất hoạt kháng sinh, vì vậy không được uống cùng một thời điểm nên uống cách xa nhau tối thiểu 3 giờ.

Tương kỵ của thuốc:

Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

– Các nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ không cho thấy có nguy cơ gì trên bào thai khi dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ; không có dấu hiệu gì cho thấy dùng thuốc có khả năng gây nguy hiểm trong các tháng tiếp theo của thai kỳ và khả năng gây ảnh hưởng xấu đến bào thai hầu như là không có.

– Mặc dù calci bổ sung có tiết qua sữa, nhưng với nồng độ không gây bất kỳ một tác dụng nào ở trẻ sơ sinh.

Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc sử dụng được cho người vận hành máy móc và lái tàu xe.

Quá liều và cách xử trí

– Các triệu chứng của quá liều calci bao gồm chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, khát nước, chóng mặt và tăng urê huyết. Calci có thể hấp thu vào các mô bao gồm cả thận, động mạch và mức độ cholesterol trong huyết tương có thể tăng cao. Loạn nhịp tim và nhịp tim chậm cũng có thể xảy ra.

– Calci nên được giảm đến mức tối thiểu và nếu xảy ra tình trạng mất nước và mất chất điện giải cần cân bằng ngay lập tức.

– Tăng calci huyết nặng nên được điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch bằng natri clorid 0,9%, một số thuốc lợi tiểu quai có thể được đưa ra để làm tăng bài tiết calci niệu. Nếu bệnh nhân không dung nạp, calcitonin có thể được kiểm soát bằng đường tiêm hoặc thay thế bằng biphosphonates, plicamycin hoặc corticoid. Truyền phosphat không được khuyến cáo do nguy cơ vôi hóa di căn.

– Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể loại bỏ calci bằng cách thẩm phân phúc mạc.

– Bệnh nhân có triệu chứng quá liều nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

– Cần chăm sóc đặc biệt khi xảy ra quá liều với bệnh nhân có chức năng thận và gan suy yếu.

Hạn dùng và bảo quản Calcolife 10ml

Bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nguồn gốc, xuất xứ Calcolife 10ml

CƠ SỞ SẢN XUẤT THUỐC: CÔNG TY CỔ PHẦN 23 THÁNG 9 11

Tân Hóa, Phường 14, Quận 6, TP. HCM

Dược lực học

Nhóm dược lý: Thuốc bổ sung calci.

Mã ATC: A12AA05.

Dược lý và cơ chế tác dụng:

– Calci là một ion ngoài tế bào quan trọng, hóa trị 2. Lượng calci chiếm khoảng 1-2% khối lượng cơ thể, và trên 99% calci trong cơ thể được tìm thấy ở xương và răng, phần còn lại có mặt trong dịch ngoại bào, và một lượng nhỏ nằm trong tế bào. Calci ở xương chủ yếu dưới dạng hydroxyapatit. Lượng muối khoáng ở xương chiếm 40% trọng lượng xương. Xương là một mô động, trong đó diễn ra quá trình tiêu và tạo xương. Hàng năm một phần xương tái tạo lại. Tạo xương nhanh hơn tiêu xương ở trẻ đang lớn, cân bằng ở người trưởng thành khỏe mạnh và chậm lại ở người sau mãn kinh và người cao tuổi ở cả hai giới. Tỷ lệ tái tạo xương đặc (vỏ xương) có thể cao tới 50% hàng năm ở trẻ em và khoảng 5% hàng năm ở người trưởng thành; tái tạo xương xốp gấp khoảng 5 lần tái tạo xương đặc ở người trưởng thành. Ngoài chức năng đỡ cơ thể, bộ xương còn là nơi dự trữ calci. Tuy tập luyện và cung cấp calci có tác động đến khối lượng xương, hiện nay chưa rõ cung cấp calci ảnh hưởng tốt đến xương có phải do tập luyện không.

– Giảm estrogen lúc mãn kinh làm tăng mất calci ở xương, đặc biệt ở cột sống thắt lưng trong khoảng 5 năm; trong thời gian này, hàng năm mất calci ở xương khoảng 3%. Giảm nồng độ estrogen làm giảm hiệu quả hấp thu calci và làm tăng tốc độ quay vòng xương. Chưa biết tác dụng chính của estrogen đối với calci là ở xương hay ruột.

– Bổ sung calci cho phụ nữ tiền mãn kinh và thời kỳ đầu sau mãn kinh cho thấy tăng cung cấp calci không ngăn được mất xương xốp nhanh trong 5 năm đầu sau mãn kinh và nhu cầu cung cấp calci cho phụ nữ không tỏ ra thay đổi mạnh sau khi mãn kinh.

– Trong huyết tương người, nồng độ calci vào khoảng 8,5 mg đến 10,4 mg/dl (2,1 – 2,6 mmol/lít) trong đó khoảng 45% gắn với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và khoảng 10% phức hợp với các đệm anionic (như citrat và phosphat). Phần còn lại là calci ion hóa (Ca++).

– Ca++ rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: Kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, bảo toàn màng và tham gia vào quá trình đông máu. Cat còn giúp chức năng truyền tin thứ cấp cho hoạt động của nhiều hormon.

– Trên hệ tim mạch: lon calci rất cần thiết cho kích thích và co bóp cơ tim cũng như cho sự dẫn truyền xung điện trên một số vùng của cơ tim đặc biệt qua nút nhĩ thất. Sự khử cực của các sợi cơ tim mở các kênh Ca… điều chỉnh điện thể và gây một dòng Ca… chậm đi vào trong thời gian tác dụng của điện thế cao nguyên. Dòng Ca… này cho phép thẩm thấu một lượng ion calci đủ để kích thích giải phóng thêm ion calci từ lưới cơ tương, vì vậy gây co cơ.

– Trên hệ thần kinh cơ: lon calci đóng vai trò quan trọng trong kích thích và co bóp cơ. Sự kích thích co cơ của ion calci xảy ra khi được giải phóng khỏi lưới cơ tương. Ion calci giải phóng kích thích co cơ bởi ion calci gắn với troponin, làm mất sự ức chế troponin trên tương tác actin-myosin. Sự giãn cơ xảy ra khi ion calci được đưa trở lại lưới cơ tương, phục hồi sự ức chế troponin.

– Calci lactat là một dạng muối calci dùng đường uống. Muối calci đường uống được sử dụng trong dự phòng và điều trị thiếu calci.

– Thiếu calci xảy ra khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ calci cho nhu cầu của cơ thể, hoặc trong một số tình trạng như giảm năng tuyến cận giáp, thiếu acid hydroclorid dịch vị, tiêu chảy mãn tính, thiếu hụt vitamin D, chứng phân mỡ, bệnh viêm ruột loét miệng (bệnh sprue), phụ nữ có thai và cho con bú, thời kì mãn kinh, viêm tụy, suy thận, nhiễm kiềm, tăng phosphat máu. Nhu cầu calci ở người ăn chay có thể tăng do tác dụng âm tính của oxalat và phytat (có nồng độ cao trong chế độ ăn chay) đối với sinh khả dụng của calci. Sử dụng một số loại thuốc (ví dụ như thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật..) đôi khi cũng dẫn đến hạ calci máu, đòi hỏi phải bổ sung calci.

Dược động học

Hấp thu:

Khoảng 25 – 50% calci được hấp thu qua đường tiêu hóa, chủ yếu ở ruột non theo cơ chế vận chuyển tích cực và khuếch tán thụ động.

Phân bố và chuyển hóa:

Xương và răng chứa khoảng 99% lượng calci của cơ thể. 1% còn lại phân bố đều giữa dịch trong và ngoài tế bào. Trong tổng lượng calci huyết thanh có 50% ở dạng ion hóa, 5% ở dạng phức hợp anion và 45% gắn kết với protein huyết tương.

Thải trừ:

Khoảng 20% calci thải qua đường tiểu và 80% qua phân, lượng thải qua phân này bao gồm lượng calci không hấp thu và lượng calci được tiết qua mật và dịch tụy. Bài tiết qua nước tiểu phụ thuộc vào lọc cầu thận và tái hấp thu ở ống thận.


Đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chưa có đánh giá nào.

Cam kết 100%
Cam kết 100%
Giao nhanh 2h
Giao nhanh 2h
Mộc Hoa Trà
Mộc Hoa Trà
MyPill
MyPill
error: Đây là bản quyền thuộc về Nhà thuốc Bạch Mai !
Mua theo đơn 0822.555.240 Messenger Chat Zalo